Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hai chàng trai xây 'xưởng dép' từ tiền lì xì

Sau rất nhiều năm thấy tiền lì xì bốc hơi vèo vèo chỉ vài tuần sau Tết, tháng 2 năm ngoái, họ bắt tay “khởi nghiệp”.

Hai chàng trai xây 'xưởng dép' từ tiền lì xì

Sau rất nhiều năm thấy tiền lì xì bốc hơi vèo vèo chỉ vài tuần sau Tết, tháng 2 năm ngoái, họ bắt tay “khởi nghiệp”.

Nếu bạn đang rủng rỉnh hầu bao từ tiền lì xì nhưng lại không biết chi tiêu như thế nào thì hãy tham khảo quy trình thành lập “xưởng” dép handmade của hai anh em Đặng Thuận Hiếu (lớp 12A1, trường THPT Hàn Thuyên, TP.HCM) và Đặng Quốc Huân (khoa Mỹ thuật, SV ĐH Quốc tế Hồng Bàng).

“Mặc kệ nó, làm tới đi”

Hiếu đang khâu dép.
Huân đang gắn keo cho dép.

Sau rất nhiều năm thấy tiền lì xì nhanh chóng "bay đi", tháng 2 năm ngoái, hai anh em bắt tay “khởi nghiệp”. Huân và Hiếu dốc toàn bộ tiền và quỹ tiết kiệm từ làm thêm để “góp vốn” cho dự án, bừng bừng quyết tâm để cho “dòng tiền” sinh lợi. Với số vốn ban đầu khoảng 6 triệu đồng, cả hai bắt đầu suy nghĩ tìm phương án kinh doanh.

Dạo quanh các diễn đàn của giới trẻ, Hiếu nhận thấy: “Nhắc tới thời trang handmade nhiều bạn nghĩ ngay đến quần áo và các phụ kiện như vòng, hoa tai, nón... mà ít ai để ý tạo phong cách riêng cho đôi chân. Vậy là tụi mình quyết định lập xưởng làm dép handmade và chào hàng sản phẩm dép đinh tán”.

Gọi là xưởng cho oai chứ dự án chỉ gồm hai thành viên, nhưng được phân công nhiệm vụ khá rạch ròi theo đúng chuyên môn: Huân học mĩ thuật nên “lãnh” trách nhiệm “đầu vào”: tìm nguyên vật liệu, sáng tạo mẫu thiết kế và lên ý tưởng phối màu sắc. Hiếu với sự tỉ mỉ, giỏi IT và có nhiều “mối” quen biết do làm công tác Đoàn nên phụ trách “đầu ra”: gia công làm dép và tìm “thị trường” cho sản phẩm.

Hí húi dán đinh lên dép để kịp đi giao hàng, Huân chia sẻ đã có lúc cậu rất lo lắng không biết khách hàng sẽ phản ứng như thế nào về những mẫu mã mới toanh của mình. “Nhưng cuộc sống không ngừng chuyển động mà, cứ mạnh dạn làm theo những hướng mới, tìm những lĩnh vực chưa được nhiều người để ý và cứ cố gắng làm tới thôi. Đó là bài học từ cuốn sách tâm đắc “Mặc kệ nó, làm tới đi”, chính sách đã truyền cho mình nhiều cảm hứng khi bắt tay vào dự án này. Từ hôm đó, lúc nào mình cũng phải nghĩ đến “quắn não” để suy nghĩ những mẫu mới không đụng hàng” - Huân vừa đùa vừa chỉ lên mái tóc xoăn tít của mình.

Thương hiệu độc quyền

Sau khi gắn keo lên đinh và dán lên dép, Huân chuyển “sản phẩm dở dang” sang Hiếu phụ trách khâu chỉ cho dép thêm chắc chắn, như một “dây chuyền” trong nhà máy vậy. Có lần mải mê nói chuyện trong lúc khâu dép, Hiếu bỗng dưng á lên vì bị kim đâm trúng tay, thế là “dây chuyền” phải tạm ngưng để chờ công nhân “dưỡng thương”.

Hiếu chia sẻ: “Những tai nạn nhỏ nhỏ như vậy là chuyện bình thường, làm dép handmade không khó nhưng đòi hỏi sự tập trung cao độ và kiên nhẫn, tỉ mỉ trong thời gian dài”.

Có lần, Hiếu đang ngồi trên sàn nhà dán keo cho dép thì bị mũi súng bắn keo đụng vào chân, để lại một vết bỏng cho đến bây giờ. Sau tai nạn nhớ đời đó, lần nào gia công Hiếu cũng cẩn thận để dép lên mặt kính để bảo đảm “an toàn lao động”. Hiếu cũng bật mí kinh nghiệm xử lý nếu lỡ bị keo dính lên tay: “Chờ lớp keo khô đi, ngâm tay vào nước lạnh và nhẹ nhàng gỡ nó ra. Nếu vội vàng chùi lớp keo ngay lúc đó sẽ bị dây sang tay khác, và còn có thể bị rách da nữa, mình bị mấy lần rồi!”.

Sau một năm thử nghiệm, đến nay những chiếc dép đinh tán - sản phẩm độc quyền của “xưởng” đã bắt đầu chiếm lĩnh “thị phần” và định vị được dấu ấn trong lòng khách hàng: mỗi tuần xưởng nhận được khoảng 10 đơn hàng, mỗi tháng hai anh em thu “lãi ròng” khoảng 1,5 - 2 triệu đồng. Không hài lòng với thành công đầu tiên, Huân và Hiếu đang ấp ủ nhiều mẫu mã mới sẽ tung ra trong năm nay để “chiều lòng” khách hàng và đặt mục tiêu gia tăng doanh số.

Theo Mực Tím

Theo Mực Tím

Bạn có thể quan tâm