Sau khi hố tử thần đầu tiên với đường kính 80m xuất hiện, các nhà khoa học Nga phát hiện thêm hai hố tử thần mới có đường kính nhỏ hơn và cấu trúc tương tự tại Nga.
|
Các nhà khoa học phát hiện thêm 2 hố tử thần hình thành từ những miệng núi lửa ở vùng băng giá nước Nga, tờ Daily Mail đưa tin hôm 28/7. Hố tử thần thứ nhất có đường kính 15 m, độ sâu khoảng 70 m và nằm tại bán đảo Yamal, gần làng Antipayuta, huyện Taz, Siberia. |
|
Hố tử thần thứ hai nằm ở khu vực Kransoyark băng giá của miền bắc nước Nga, trong đó 1/3 diện tích nằm trên bán đảo Taymyr. Các nhà nghiên cứu xác định hố có đường kính 4 m, độ sâu từ 6 0m đến 100 m.
|
|
Giới nghiên cứu cho biết họ chưa tìm ra giải thích rõ ràng cho những bí ẩn của miệng núi lửa khổng lồ tại nhà máy khai thác khí đốt tại Bovanenkov hồi tháng 6. Hai hố tử thần mới xuất hiện, có đường kính nhỏ hơn và cấu trúc tương tự, đang đặt ra những thách thức mới cho các nhà khoa học Nga.
|
|
Andrey Plenkhanov, nghiên cứu viên từ Trung tâm nghiên cứu khoa học Bắc Cực, cho biết nhiệt độ trái đất tăng khiến hình thành các miệng núi lửa. Theo nhiều nguồn tin, một giả thuyết cho rằng một tảng băng dưới lòng đất tan chảy, tạo ra lỗ hổng trên mặt đất. Một giả thuyết khác lại khẳng định hiện tượng kỳ lạ này hình thành bởi một vụ nổ dưới lòng đất của hỗn hợp gồm nước, muối, khí.
|
|
“Theo dân địa phương, chiếc hố hình thành vào 27/9/2013. Dựa vào viền đất ở miệng hố, tôi nghĩ đây là kết quả của một vụ nổ dưới lòng đất”, Mikhai Lapsui, một quan chức địa phương, cho biết.
|
|
“Những miệng núi lửa mới sẽ cung cấp thêm thông tin cho các nhà khoa học”, Marina Leibman, trưởng nhóm nghiên cứu của Viện Trái đất quyển băng, nói với tờ The Siberian Times. Hình ảnh chiếc hố tử thần đầu tiên xuất hiện tại bán đảo Yamal với những bí ẩn.
|
|
Andrey Plekhanov cho biết các nhà nghiên cứu sử dụng hình ảnh chụp từ vệ tinh trong một hoặc hai năm qua để thiết lập lại quá trình hình thành các hố tử thần.
|
|
“Các miệng núi lửa có xu hướng giống hình bầu dục khiến chúng tôi gặp khó khăn trong việc tính toán đường kính chính xác. Chúng tôi ước tính chiếc hố ở Yamal rộng khoảng 30 m. Nhưng nếu chúng tôi đo cả viền đất xung quanh, đường kính có thể lên đến 60 m”, Andrey nói.
|
|
Cấu trúc của các hố tử thần rất phức tạp khiến các nhà khoa học buộc phải sử dụng máy ảnh di động thay vì trực tiếp xuống sâu để kiểm tra.
|
|
“Dựa theo những hình ảnh, các hố có dấu hiệu của cận băng hà. Đây rõ ràng là hiện tượng cực đoan và có sự tương tác của các dòng khí tại khu vực”, Tiến sĩ Chris Fogwill của Đại học New South Wales, cho biết.
|
|
Tiến sĩ Plekhanov lại cho rằng nguyên nhân của hiện tượng này là do sự nóng lên toàn cầu, dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ của khu vực khiến áp lực gia tăng quá mức dưới lòng đất. Phát hiện này đã giúp loại bỏ giả thuyết thiên thạch rơi xuống trái đất.
|
|
Các nhà khoa học tiến hành lấy mẫu đất tại hiện trường miệng núi lửa hình thành. |
|
Đoàn nghiên cứu mới nhất của nhiều tổ chức, gồm các chuyên gia từ Trung tâm nghiên cứu về Bắc Cực của Nga, Viện băng quyển của Viện Hàn lâm khoa học, một chuyên gia từ Bộ tình trạng khẩn cấp của Nga, đã tiến hành lấy mẫu đất, nước và không khí từ hiện trường.
|
|
Một lần nữa các nhà khoa học khẳng định nguyên nhân gây ra hiện tượng thiên nhiên này là do sự nóng lên toàn cầu. |
|
Tiến sĩ Plekhanov cho hay 80% miệng núi lửa xuất hiện trên trái đất đều hình thành từ băng tan và không có dấu vết cháy nổ. |
|
Một mẫu đất gần khu vực hình thành các miệng núi lửa ở Yamal. |
|
Hình ảnh chụp nghiêng miệng núi lửa với nhiều viền đất xung quanh. |
|
Viền đất xung quanh miệng hố tử thần. |
|
Những miệng núi lửa hình thành ở nhiều vị trí khác nhau trên bán đảo Yamal. |
|
“Nếu chúng tôi xác nhận lý thuyết thành công, thế giới sẽ chứng kiến nhiều quá trình hình thành cảnh quan tự nhiên độc đáo và bất thường khác của bán đảo Yamal”, tiến sĩ Plekhanov nói.
|
Đinh Nhung
Ảnh: AP, The Siberian Times
hố tử thần
Nga
nhà khoa học
giả thuyết
băng giá
lỗ hổng
Bắc Cực
Trái Đất