Theo Sky, phát hiện này dựa trên mô hình nghiên cứu về chế độ ăn uống ở 184 quốc gia. Nghiên cứu của nhóm tác giả tại Trường Chính sách và Khoa học Dinh dưỡng Friedman - Đại học Tufts ở Mỹ.
Họ đã xem xét 11 yếu tố trong chế độ ăn uống và phát hiện 3 yếu tố chịu trách nhiệm chính cho sự gia tăng số bệnh tiểu đường:
- Ăn ít ngũ cốc nguyên hạt
- Ăn quá nhiều gạo và lúa mì tinh chế
- Ăn quá nhiều thịt chế biến
Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn dẫn tới các bất ổn sức khỏe. |
Nghiên cứu ghi nhận các yếu tố khác như uống quá nhiều nước trái cây và không ăn đủ rau, các loại hạt không ảnh hưởng nhiều đến số ca mắc mới.
Giáo sư Dariush Mozaffarian, Trưởng khoa Chính sách tại trường Friedman, thông tin: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chất lượng carbohydrate kém là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 do chế độ ăn trên toàn cầu. Phát hiện mới này cảnh báo các mảng cần tập trung để cải thiện dinh dưỡng và giảm gánh nặng tàn phá của bệnh tiểu đường".
Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống nghèo nàn đã góp phần gây ra hơn 14,1 triệu trường hợp mắc tiểu đường loại 2 vào năm 2018 - chiếm hơn 70% ca bệnh mới trên toàn thế giới.
Theo CNN, người dân ở Ba Lan và Nga, nơi chế độ ăn có xu hướng tập trung vào khoai tây, thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 liên quan chế độ ăn uống cao.
Colombia, Mexico và các quốc gia khác ở Mỹ Latin và Caribe cũng có số lượng ca mắc mới lớn. Các nhà chuyên môn cho rằng lý do có thể là đồ uống có đường và thịt chế biến sẵn, cũng như ăn ít ngũ cốc nguyên hạt.
Các tác giả thừa nhận điểm yếu của nghiên cứu: “Phương pháp lập mô hình của chúng tôi không chứng minh được mối quan hệ nhân quả và những phát hiện nên được coi là ước tính rủi ro”.
Bệnh tiểu đường gồm 2 loại, loại 1 chiếm khoảng 10% còn loại 2 chiếm gần 90%. Nếu không kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm như suy thận, suy tim, tổn thương võng mạc, nhiễm toan ceton, viêm loét bàn chân…
Loại 1 hay gặp ở người trẻ dưới 30 tuổi, thể trạng gầy. Người bệnh thường ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, khát nhiều. Họ bắt buộc phải dùng insulin.
Loại 2 phổ biến ở người trên 30 tuổi, thể trạng béo phì. Triệu chứng diễn biến âm thầm. Người bệnh có thể thuyên giảm nhờ thay đổi lối sống, dùng thuốc viên và insulin.
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.