Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hai tháng giành sự sống cho bé gái nhiễm tụ cầu

Mới đây, khoa Hồi sức tích cực Chống độc, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An, đã cứu sống một bé gái 8 tháng tuổi nguy kịch vì nhiễm tụ cầu vàng.

Gia đình bệnh nhi N.N.H.M. (8 tháng tuổi, trú tại Thanh Chương, Nghệ An) cho biết từ tháng 6, trẻ bị sốt cao liên tục, nôn nhiều lần trong ngày, xuất hiện sưng nề vùng mu và cổ chân phải, mệt mỏi, khó thở ngày càng tăng.

Khi được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, trẻ đã rơi vào tình trạng nguy kịch, kích thích, quấy khóc nhiều, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Trẻ được bác sĩ chẩn đoán tình trạng sốc nhiễm nhuẩn nghi do vi khuẩn tụ cầu vàng.

nhiem tu cau vang anh 1

Sau 2 tháng được dùng các biện pháp hồi sức cấp cứu tích cực, bé gái hồi phục kỳ diệu. Ảnh: BVCC.

Tại đây, trẻ được đặt ống nội khí quản thở máy, hồi sức tích cực bù dịch, sử dụng thuốc vận mạch và kháng sinh. Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhi liên tục diễn biến nặng.

Ngày thứ 2 sau khi nhập viện, em bé bị tràn dịch đa màng, tràn mủ, tràn khí màng phổi, suy đa tạng. Các bác sĩ quyết định triển khai kỹ thuật lọc máu liên tục và tiến hành dẫn lưu màng phổi 2 bên.

Kết quả xét nghiệm khẳng định căn nguyên gây nhiễm khuẩn ở trẻ là do vi khuẩn tụ cầu vàng (tên khoa học là Staphylococcus aureus). Vi khuẩn tụ cầu vàng xâm nhập vào cơ thể trẻ gây nhiễm khuẩn máu nặng, đe dọa tính mạng.

Sau gần một tháng điều trị với nhiều phương pháp tích cực, từ đặt nội khí quản thở máy, đặt ống dẫn lưu màng phổi bên phải đến chống sốc tích cực bằng dịch truyền, thuốc vận mạch, lọc máu liên tục… các bác sĩ đã cứu sống được bệnh nhi.

Sau gần 2 tháng điều trị tích cực, đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã giành lại mạng sống cho bệnh nhi một cách kỳ diệu.

Để con được ốm

Cuốn sách Để con được ốm giúp các bậc phụ huynh trang bị kiến thức trong việc chăm sóc trẻ một cách khoa học. Trong sách, tác giả chỉ ra những lầm tưởng của cha mẹ khi chăm sóc con. Đó có thể là những vấn đề phổ biến, trở thành thói quen thường nhật, song thực ra là lầm tưởng tai hại với các hiện tượng sức khỏe của trẻ như: Táo bón, tắm nắng, dùng kháng sinh, chảy mũi xanh…

Những vấn đề bệnh tật cụ thể trẻ thường gặp như ho, sốt, cảm lạnh… được nêu trong sách. Với mỗi bệnh thường gặp đó, sách phân tích nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị khoa học.

Điểm chung của 156 ca mắc đậu mùa khỉ tại TP.HCM

Trong năm 2023-2024, TP.HCM ghi nhận 156 ca mắc 6 trường hợp không qua khỏi, cao nhất tại khu vực phía nam.

Quế Lâm

Bạn có thể quan tâm