Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hạn mặn xâm nhập Đồng Tháp Mười, nước đầu nguồn vẫn chưa về

Tại Long An mực nước đo được vùng đầu nguồn Tân Hưng, Vĩnh Hưng đang giảm, đo tại trạm Mộc Hóa đang giảm 13 cm do triều cường yếu. Hạn mặn đã xâm nhập vùng Đồng Tháp Mười.

Ông Võ Kim Thuần, Chi Cục trưởng Chi cục thủy lợi và phòng chống lụt bão Long An, cho biết : “Mấy ngày qua nghe thông tin lượng nước đã đổ về đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu, tuy nhiên qua theo dõi tại Long An qua 2 vùng đầu nguồn là Tân Hưng và Vĩnh Hưng thì nước vẫn chưa về tới. Mực nước đo được tại trạm Mộc Hóa đang giảm giảm 13cm do triều cường yếu’.

nuoc xa lu ve dau nguon song Cuu Long anh 1

Người dân mong mỏi nước về trên các kênh nội đồng. Ảnh: Xuân Trường.

 

Hạn mặn xâm nhập Đồng Tháp Mười

Hiện nay do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với gió chướng mạnh nên độ mặn trên các sông Rạch Cát, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Sông Tra tiếp tục tăng từ 0,50 – 4,80 g/l so với thông báo ngày 23 và 24/03.

Hạn mặn đã vượt qua Ngã 3 Tuyên Nhơn (sông Vàm Cỏ Tây, huyện Thạnh Hóa) xâm nhập vùng Đồng Tháp Mười. Độ mặn đo được 1 g/l cách sông Soài Rạp khoảng 110 km (năm 2015 đến cầu La Khoa cách cửa Sông Soài Rạp 88 km). Độ mặn 4 g/l đo được tại Kênh Cà Rằng (sông Vàm Cỏ Tây, huyện Thạnh Hóa) cách sông Soài Rạp 97 km (năm 2015 đến cống Bình Tâm cách cửa sông Soài Rạp khoảng 66km).

Trên sông Vàm Cỏ Đông, độ mặn 1 g/l đo được tai Kênh Chính Ba Sa cách sông Soài Rạp 110km (năm 2015 đến cầu An Hạ cách cửa sông Soài Rạp 88km).

Theo đánh giá chuyên môn, năm 2016 có khả năng xâm nhập mặn sâu hơn.

Trong tháng 4/ 2016 sẽ có khoảng 5.400 ha lúa Hè Thu sớm tại vùng Đồng Tháp Mười như Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Kiến Tường và các huyền Đức Hòa, Đức Huệ Bắc, Bến Lức, Bắc Thủ Thừa thiệt hại từ 30 – 50%, tổng trị giá 54 tỷ đồng và 24.000 ha thiếu nước.

Hạn hán, xâm nhập mặn thiệt hại hơn 100 tỉ

Theo thống kê, đến thời điểm hiện tại, có trên 9.653 ha bị thiệt hại do hạn, mặn; trong đó có gần 2.380 ha bị mất trắng, còn lại bị giảm năng suất từ 30% đến 70%. Ước tổng trị giá khoảng 100 tỷ đồng.

Hiện nay, nhiều ao đầm nuôi tôm của người dân ở các xã vùng hạ của huyện Cần Giuộc, Cần Đước bị bỏ khô hoặc không thả tôm nuôi, do ảnh hưởng của xâm nhập mặn và nắng nóng kéo dài làm tôm mắc nhiều dịch bệnh, người dân càng nuôi càng thua lỗ. Diện tích lúa mất trắng cả 2 huyện hơn 1.200 ha,

nuoc xa lu ve dau nguon song Cuu Long anh 2
Ruộng đồng thiếu nước, nhiễm mặn khô cháy. Ảnh: 

Xuân Trường

Để đối phó, thời gian qua tỉnh, các ngành, các địa phương thực hiện các giải pháp chống hạn, mặn như theo dõi chặt chẽ diễn biến độ mặn trên sông để xả nước các cống Bắc Đông, Rạch Chanh, Tân An đẩy mặn tạo nguồn nước ngọt lấy nước cho các cống tăng cường lượng nước cấp cho các huyện.

Chỉ đạo sử dụng các giống ngắn ngày, cực ngắn ngày, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Ngành nông nghiệp đang tham mưu UBND tỉnh trình xin 6,5 tỷ đồng kinh phí để đắp khoảng 6 đập ngăn mặn ở một số tuyến kênh ở địa bàn huyện Thạnh Hóa, ngăn nước mặn xâm nhập vào nội đồng gây thiệt hại.

Nước ngọt từ thượng nguồn đã về đến miền Tây

Trung Quốc xả đập đã đưa nước ngọt vượt qua biên giới Campuchia, đẩy mặn ra khỏi nhiều tuyến sông ở miền Tây.

 



Huỳnh Hải

Bạn có thể quan tâm