Mới đây, Uỷ ban tư pháp và lập pháp của Ủy ban Quốc hội Hàn Quốc đã chính thức thông qua dự luật cấm giết mổ và tiêu thụ thịt chó. Đây được xem là bước đầu nhằm chấm dứt tập quán ăn thịt chó đã không còn được ưa chuộng trong những thập kỷ gần đây.
Cụ thể, theo dự luật, việc giết mổ và tiêu thụ thịt chó sẽ bị cấm. Đối với những trường hợp giết, mổ chó sẽ phải đối mặt với mức án tối đa là ba năm tù hoặc phạt tiền lên tới 30 triệu won (22.768 USD). Còn đối với những trường hợp nuôi chó để lấy thịt hoặc phân phối chúng có thể đối mặt với mức án tối đa hai năm tù hoặc mức phạt tiền lên đến 20 triệu won.
Dự luật này dự kiến sẽ được đưa ra biểu quyết tại phiên họp toàn thể Quốc hội vào ngày 9/1. Đảng cầm quyền Hàn Quốc tuyên bố sẽ thông qua dự luật cấm ăn thịt chó trong năm nay và dự kiến triển khai từ năm 2027.
Các trang trại, nhà phân phối và nhà hàng thịt chó cũng sẽ phải đăng ký kinh doanh với chính quyền khu vực. Dự luật cũng bao gồm các biện pháp hỗ trợ từ nhà nước hoặc chính quyền địa phương để các doanh nghiệp này đóng cửa.
Theo số liệu của chính phủ, Hàn Quốc có khoảng 1.150 trại nuôi chó, 34 lò giết mổ, 219 doanh nghiệp phân phối, và khoảng 1.600 nhà hàng thịt chó.
Các thành viên của Humane Society International đang giải cứu các chú chó trong trang trại chó. Ảnh: Lee Jung-youn/ The Korea Herald. |
Vào tháng 11/2023, chính phủ Hàn Quốc đã quyết định thông qua đạo luật đặc biệt nhằm chấm dứt việc tiêu thụ thịt chó. Đạo luật này đã làm giảm đáng kể việc giết chó để lấy thịt trong những thập kỷ gần đây.
Ngày nay, giới trẻ nhận thức rằng truyền thống ăn thịt chó là một nỗi xấu hổ với toàn thế giới. Tuy nhiên, những người ủng hộ việc ăn thịt chó lại cho rằng mọi người nên có quyền tự do lựa chọn những gì họ muốn ăn.
Thịt chó được biết đến là món ăn "quốc hồn quốc túy" của Hàn Quốc. Món boshintang hay thịt chó hầm từ lâu đã là món ăn để người dân Hàn Quốc chống lại cái nóng trong ngày nóng nhất trong năm.
Vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới
Theo sách Bản đồ thế giới cà phê của James Hoffmann, sản lượng cà phê lớn ở Việt Nam từ thập niên 1990 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp cà phê toàn cầu. Năm 1990, hàng loạt công ty mới được thành lập ở Việt Nam, trong đó có nhiều công ty tập trung sản xuất cà phê trên quy mô lớn. Sản lượng cà phê Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 1996-2000, tác động lớn đến giá cà phê thế giới. Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Dù vậy, tác giả James Hoffmann cho rằng chất không đi với lượng ở thị trường tiềm năng này.