Theo dữ liệu đăng ký cư trú do Bộ Nội vụ Hàn Quốc tổng hợp, số người từ 70 tuổi trở lên đạt tổng cộng 6,32 triệu người vào cuối năm 2023, vượt qua dân số ở độ tuổi 20 là 6,2 triệu người. Đây là lần đầu tiên số lượng dân số già vượt qua dân số trẻ kể từ khi nhân khẩu học của cả nước được tổng hợp, The Korea Herald đưa tin.
Hàn Quốc đang chứng kiến dân số giảm hàng năm kể từ năm 2020. Tính đến ngày 31/12/2023, tổng dân số của Hàn Quốc là 51,32 triệu người, giảm 0,22% so với năm trước.
Người cao tuổi xếp hàng dài tại Công viên Tapgol (phường Jongno-gu, Seoul) để nhận cơm trưa miễn phí. Ảnh: Yonhap. |
Liên Hợp Quốc đang xếp Hàn Quốc vào nhóm xã hội già vì hơn 14% dân số của nước này ở độ tuổi từ 65 trở lên. Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, một quốc gia được coi là xã hội già hóa khi có tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên vượt quá 7% tổng dân số. Nếu tỷ lệ này từ 14% trở lên đó sẽ là một xã hội dân số già và khi chạm mức 20% thì quốc gia đó bước vào xã hội siêu già.
Tỷ lệ sinh giảm cũng là yếu tố khiến dân số Hàn Quốc ngày càng già hóa. Theo đó, số học sinh ghi danh vào các trường tiểu học lần đầu tiên giảm xuống dưới 400.000 vào năm ngoái, số trẻ em 6 tuổi chỉ đạt 354.740 trẻ. Với tốc độ hiện tại, Hàn Quốc dự kiến sẽ trở thành một xã hội siêu già vào năm 2025.
Với sự gia tăng của dân số già, trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới vào tháng 4, số cử tri đủ điều kiện trên 60 tuổi sẽ đông hơn số người ở độ tuổi 20 và 30. Cụ thể, cử tri đủ điều kiện từ 60 tuổi trở lên chiếm 31,43% tổng dân số, trong khi những người ở độ tuổi 20 và 30 chiếm 28,78% tổng dân số Hàn Quốc.
Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.