Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hàng chục xe bồn chạy hết công suất cứu hạn cho nông dân

Thời tiết khô nóng trong khi nước ngầm sụt giảm khiến cuộc sống, sản xuất của hàng nghìn hộ dân điêu đứng. Xe bồn cung cấp nước ngọt hoạt động hết công suất từ mờ sáng đến đêm.

cuu han cho nong dan anh 1
Từ trước Tết Nguyên đán 2016, hàng nghìn hộ dân thuộc các xã La Ngà, Phú Ngọc, Phú Cường (huyện Định Quán, Đồng Nai) bị ảnh hưởng bởi khô hạn. Thời tiết nắng nóng trong khi giếng khoan, đào cạn nước gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất.

 

cuu han cho nong dan anh 2
Xã Phú Ngọc hiện có gần 4.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt từ đầu mùa khô. Trong khi đó, xã La Ngà, Phú Cường gần 2.000 hộ chịu ảnh hưởng. Ông Nguyễn Trọng Lân, ngụ xã Phú Cường cho biết: "Những năm trước, giếng khoan 130 m đảm bảo nước sinh hoạt cho cả gia đình đến hết mùa khô nhưng năm nay đã cạn từ trước Tết. Tôi mới đầu tư hàng chục triệu đồng khoan thêm giếng 180 m nhưng không thu được khối nước nào".

 

cuu han cho nong dan anh 3
Để có nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất, hàng nghìn hộ ở những địa phương này trông chờ vào dịch vụ cung cấp nước ngọt từ những người chuyên chạy xe bồn. Họ phải trả mức giá 50.000 - 80.000 đồng cho 1,5 m3 nước.
cuu han cho nong dan anh 4
Theo người dân, mỗi tháng họ phải bỏ 500.000 - 1,5 triệu đồng mua nước. "Giá cao nhưng không phải thích mua là có ngay mà phải gọi điện hoặc trực tiếp đặt hàng với các chủ dịch vụ. Hàng nghìn hộ cùng chịu khô hạn nên giá cao là điều khó tránh khỏi", bà Trần Thị Hương, ngụ xã La Ngà nói.
cuu han cho nong dan anh 5
Trên địa bàn 3 xã Phú Cường, La Ngà, Phú Ngọc có khoảng 20 xe chở nước ngọt. Những phương tiện này được chế từ đầu máy cày kéo theo rơ moóc chở bồn chứa. Trên xe có máy bơm nhỏ dùng để hút và xả nước.

 

cuu han cho nong dan anh 6
Theo tài xế Tuấn, ngụ xã Phú Cường, anh bắt đầu công việc chở nước ngọt từ 4h sáng và kết thúc 22h hàng ngày. "Tôi mua nước giếng từ những hộ dân ở các xã trong huyện sau đó cung cấp cho người có nhu cầu. Vì người dân cần nước sinh hoạt, nấu ăn nên không thể sử dụng nước sông hay ao hồ", anh Tuấn nói.
cuu han cho nong dan anh 7
Trong buổi sáng, tài xế Trần Thành Công (ngụ xã Phú Cường) nhận "đơn đặt hàng" từ 30 hộ dân trong xã. Người này phải chép vào sổ để tiện cho kế hoạch "giao hàng". Theo anh Công, có 10 gia đình trong số "đơn hàng" thuộc diện hoàn cảnh khó khăn, phải nợ tiền nước.

 

cuu han cho nong dan anh 8
Mỗi ngày, anh Công thực hiện 50 chuyến xe phục vụ người dân. "Nhiều hôm làm quần quật, không có thời gian nghỉ trưa. Khả năng chở hàng có hạn nên thường xuyên phải nhường khách cho những người khác", người đàn ông 44 tuổi cho biết.

 

cuu han cho nong dan anh 9

Theo người dân, họ mua nước đóng bình loại có thể tích 20 lít để uống. Việc nấu ăn, tắm giặt và các sinh hoạt khác phải dùng nước giếng từ xe bồn.

cuu han cho nong dan anh 10
Theo ông Lê Bá Diệt, Phó chủ tịch UBND xã Phú Ngọc, địa bàn xã có hộ khoan 5 giếng nhưng vẫn không có nước sử dụng. Tỉnh Đồng Nai có dự án nhà máy cung cấp nước sạch cho 3 xã Phú Ngọc, Ngọc Định, La Ngà từ năm 2008 nhưng đến nay chưa được triển khai. Bà Nguyễn Thị Lan cho biết, không đủ nước tưới nên cây trồng ở thửa ruộng gần 1.000 m2 bị khô héo. "Sợ cây chết nên cứ 3 ngày tôi mua nước tưới. Hy vọng năm nay mùa mưa đến sớm để thoát cảnh hạn hán", bà Lan nói.

 

Mía chết bạt ngàn cuối nguồn sông Hậu

Bước ra từ rẫy mía, người nông dân Sóc Trăng có khuôn mặt sạm nắng, quệt mồ hôi đầy trán nói: "Mía chết hết rồi, cho cũng không ai lấy. Mía chưa bao giờ đắng như vậy".

Ngọc An

Bạn có thể quan tâm