Các tỉnh thành nới lỏng giãn cách xã hội, hàng quán được mở cửa trở lại, chủ yếu dưới hình thức bán mang về. Các đơn hàng online theo đó cũng tăng lên.
Lượng đơn hàng ổn định
Từ khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, các con phố ăn uống sầm uất tại Hà Nội trầm lắng dần. Dù vậy, tại quán nem nướng - bún chả Diệu Anh (quận Cầu Giấy), đơn hàng không vì thế hạ nhiệt.
Khoảng 3 tháng gần đây, chị Huyền - chủ quán - cho biết lượng đơn online tăng từ 100 suất lên gần 300 suất mỗi ngày. Vào những khung giờ cao điểm, điện thoại nhảy đơn liên hồi, 3 nhân sự trong quán luôn tất bật chế biến, đóng gói và giao hàng cho shipper.
Shipper tuân thủ khoảng cách an toàn trong khi chờ lấy đơn hàng cho khách. |
“Tôi mở quán cũng được mấy năm rồi, còn bán trên app thì mới 2-3 năm. Khi vừa có dịch, lượng đơn online gần như là nguồn doanh thu chính của cửa hàng. Tưởng vậy là ổn, 3 tháng trước tôi đăng ký mô hình mới, đơn tăng gần trăm suất mỗi ngày. Lượng nem, chả tiêu thụ bình quân của quán có khi đến 20-30 kg, ngang trước lúc bùng dịch", chị Huyền cho biết.
Không riêng chị Huyền, nhiều hàng ăn cũng thấy những tín hiệu khả quan sau khoảng thời gian “ngủ đông" tránh dịch. Dù lượng đơn hàng có giảm so với trước dịch, các quán ăn vẫn an tâm vì có cơ hội ổn định kinh doanh nhanh nhờ các mô hình hỗ trợ. Tham gia mô hình Grab ngon rẻ từ những ngày đầu, quán bún đậu Mẹt 395 (quận Gò Vấp, TP.HCM) được hỗ trợ nhờ nhiều ưu đãi thu hút khách hàng, cải thiện doanh thu.
“Lúc trước, cả con đường Cây Trâm này có đến 4-5 quán bún đậu, vậy mà giờ còn mỗi quán tôi là được gặp shipper đến nhận đơn mỗi ngày, phần lớn nhờ tham gia mô hình từ sớm. Một ngày 200 đơn thì có đến 70-80 đơn từ Grab ngon rẻ rồi”, anh Tân - chủ quán - cho biết.
Một mô hình, nhiều tiện ích
Các mô hình, sáng kiến mới như Grab ngon rẻ không xa lạ với những đối tác nhà hàng của GrabFood. Tuy nhiên, sau giai đoạn giãn cách, mô hình này tích hợp nhiều ưu điểm, giúp hàng quán gỡ rối khó nhất thời và lâu dài.
Cụ thể, những khoản chi phí cố định như tiền mặt bằng, nguyên vật liệu, nhân sự... hay ngân sách cho việc quảng bá thương hiệu, mở rộng kênh bán hàng đều là rào cản lớn cho nhiều cửa hàng khi tái hoạt động.
Tuy nhiên, với mô hình này, các hàng quán được tăng hiển thị trên ứng dụng Grab, từ đó tiếp cận nhiều người mới tiềm năng. “Tham gia Grab ngon rẻ, giống như mở thêm một chi nhánh trực tuyến mà không tốn chi phí ", anh Huy (đại diện quán Cơm tấm Ni Mập, TP.HCM) nói.
Tái hoạt động, quán ăn gặp khó khăn vì bài toán chi phí nhân sự, nguyên liệu, vận hành... |
Ngoài ra, khi tham gia mô hình này, các chủ cửa hàng được hỗ trợ tối đa về vận hành. Nhờ đó, họ có thể tập trung cải tiến chất lượng sản phẩm. Chị Huyền (quán nem nướng - bún chả Diệu Anh, Hà Nội) chia sẻ: “Sau dịch, thực khách nhạy cảm vấn đề vệ sinh an toàn hơn. Nhờ tham gia các mô hình như Grab ngon rẻ, tôi không cần bận tâm khâu quảng bá và vận chuyển, để chuyên tâm cải thiện cách đóng gói, chuẩn bị thức ăn kỹ làm hài lòng khách”.
Với anh Tân, chương trình khuyến mại là điểm anh đánh giá cao ở mô hình Grab ngon rẻ. “Thêm khuyến mại là thêm cơ hội tiếp cận người dùng mới. Mấy tháng dịch, quán mất đi một lượng khách mối, nhưng nhờ mã code từ dịch vụ mà nhiều khách hàng mới biết đến quán hơn”, anh Tân nói.
Theo đó, hiện mô hình này đang có chương trình ưu đãi nhân 3 dành cho người dùng, gồm: Ưu đãi 5% trên giá món, nhập mã giảm thêm 40.000 đồng, miễn phí giao hàng trong bán kính 3 km.
Tham gia chương trình Grab ngon rẻ, nhà hàng mang đến nhiều ưu đãi cho người dùng. |
Kinh doanh hậu đại dịch, các hàng quán gặp không ít trở ngại về điều kiện hoạt động, đảm bảo an toàn hay doanh thu không ổn định. Việc có thêm hỗ trợ từ các ứng dụng giúp các chủ cửa hàng “nhẹ gánh" phần nào, có thêm động lực phục hồi kinh doanh và tăng doanh thu.
Bình luận