Những sự kiện nhảy múa tự phát trên đường phố thu hút nhiều khán giả Trung Quốc. Ảnh: China Daily. |
Vài năm gần đây, vũ công đường phố nổi lên như một tiểu văn hóa phổ biến ở đất nước đông dân nhất thế giới. Tuy nhiên, với nhiều quan chức quản lý đô thị ở Công viên Lao động Thẩm Dương, phía đông bắc Trung Quốc, đây là những trò hề khiêu gợi ở nơi đông người và nó đã phát triển quá xa.
Trong một đoạn video được ghi lại vào ngày 7/3, nhân viên tuần tra đã khiển trách một trong những vũ công rằng: “Bạn có thể nhảy, nhưng đừng ở bẩn. Hãy nhớ rằng, hiện tại bạn đang bị cả quốc gia theo dõi”.
Ngoài ra, anh còn yêu cầu nhóm này không được quằn quại trên mặt đất hoặc bò giữa hai chân của người khác, theo SCMP.
Cảnh báo của người giám sát đã nhắm vào các nhóm vũ công nghiệp dư ở độ tuổi trung niên có tiếng tăm ở công viên này.
Đoạn clip quay lại cảnh những người đang biểu diễn bị đuổi khỏi nơi công cộng đã nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội và thu hút hàng triệu lượt xem.
Những "vũ công bẩn thỉu" nổi tiếng trên khắp Trung Quốc thông qua các buổi phát trực tiếp với các động tác tự do, gợi cảm và thái độ "không quan tâm" của họ.
Trong số đó, cặp song ca khiêu vũ Uncle Wen và Xiaozuan được biết đến nhiều nhất. Họ thường xuất hiện trong những trang phục đẹp mắt và thực hiện các động tác nhào lộn khó.
Màn trình diễn điển hình của họ là Xiaozuan từ từ bò vào giữa hai chân của Uncle Wen trong khi cô được đối phương nhấc lên.
Một người đàn ông khác trạc 60 tuổi, có biệt danh là “skyrocket”, gây ấn tượng với điệu múa khỉ lăn lộn trên mặt đất.
Các công viên ở xứ Trung là điểm đến quen thuộc với giới trẻ thích tìm kiếm sự mới lạ. Một số người biểu diễn đã trở thành huyền thoại trong lòng người hâm mộ.
Tuy nhiên, những vũ công này bị đa số dân mạng Trung Quốc coi là “liều lĩnh và phá hoại mỹ quan của thành phố”. Không ít người đã hoan nghênh các nhà chức trách trong việc cảnh báo nhóm nhảy múa thường xuyên hơn.
Một nhóm văn hóa gọi là “khiêu vũ bẩn thỉu nơi công cộng” đã càn quét Trung Quốc trong những năm gần đây. Ảnh: SCMP. |
“Các vũ công và ông hoàng, bà chúa livestream đã khiến công viên trở nên không thân thiện với những người chỉ muốn nghỉ ngơi hoặc đi dạo”, một người bình luận.
“Kể từ khi các buổi nhảy nhót tự phát tại Công viên Lao động Thẩm Dương trở nên nổi tiếng, tôi thậm chí không dám thừa nhận với mọi người rằng tôi đến từ thành phố này”, một người dùng khác nói.
Bên cạnh những lời tán thưởng, một số người đã chỉ trích các nhân viên tuần tra vì quá khắt khe.
“Các điệu nhảy không đẹp nhưng mọi người nên nhảy thoải mái miễn là không vi phạm pháp luật”, một dân mạng phản bác.
Các sự kiện nhảy múa tại Công viên Lao động Thẩm Dương được nhiều người coi là sự quay trở lại những câu lạc bộ khiêu vũ phổ biến với giới trẻ xứ ở đất nước tỷ dân vào những năm 1980 và 1990. Một số trong số đó vẫn còn tồn tại đến ngày nay và được những người lớn tuổi tiếp tục duy trì hoạt động.
Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.