1. Hậu quả của việc sử dụng rượu khi dưới 25 tuổi?
Bà Trần Thị Trang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cho biết người vị thành niên và thanh niên dưới 25 tuổi sử dụng rượu sẽ gây hậu quả chậm phát triển não bộ, tăng nguy cơ quan hệ tình dục không an toàn, tự tử, sát thương, giảm sút kết quả học tập... |
2. Uống rượu ảnh hưởng như thế nào đến khoang miệng?
Theo PGS.TS Cao Thị Thu Hương, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, rượu là chất kích ứng niêm mạc trong khoang miệng, nồng độ cồn cao làm tăng nguy cơ ung thư miệng và họng. |
3. Uống rượu khi đói gây...
PGS.TS Cao Thị Thu Hương cho biết khi dạ dày trống rỗng, rượu đi thẳng vào máu. Khi dạ dày có thức ăn, đặc biệt là thức ăn có hàm lượng protein cao, tỷ lệ hấp thụ rượu bị chậm nhưng không dừng lại. Thường xuyên uống rượu khi đói có thể gây viêm loét, chảy máu dạ dày. |
4. Tỷ lệ rượu được hấp thụ vào máu qua dạ dày:
PGS.TS Cao Thị Thu Hương cho biết các phân tử rượu nhỏ bé có thể ngấm qua niêm mạc dạ dày mà không cần tham gia vào quá trình tiêu hóa giống như thức ăn. Có 20% lượng rượu được hấp thu vào máu qua dạ dày và 80% (rượu còn lại) được hấp thụ vào máu từ ruột non. |
5. Tác hại nguy hiểm của rượu đối với gan?
Uống rượu thường xuyên sẽ dẫn đến gan nhiễm mỡ do rượu cản trở khả năng "bẻ gẫy" các chất béo của gan, nếu kéo dài có thể gây xơ gan (mô gan bị phá hủy, sẹo hóa, giảm lưu lượng máu đến gan, giảm chức năng gan). |
6. Tỷ lệ nam giới tử vong do ung thư gan vì uống rượu?
Theo tiến sĩ, bác sĩ Lê Thành Lý - Phó chủ tịch Hội Gan mật TP.HCM - Việt Nam có 10% nam giới 50-69 tuổi tử vong do ung thư gan vì bia rượu, cao gấp 3 lần mức trung bình toàn cầu. |
7. Điều gì xảy ra với hệ tuần hoàn khi uống rượu?
Khi vào máu, rượu được vận chuyển đi khắp cơ thể, làm giãn mạch máu, đưa một lưu lượng máu lớn hơn lên bề mặt da (đỏ mặt), cảm giác ấm áp tạm thời, cơ thể mất nhiệt, hạ huyết áp. |
8. Uống rượu ảnh hưởng như thế nào đến não bộ?
Theo bác sĩ Lý Trần Tình, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, nghiện rượu gây ra ảo giác, biểu hiện rất phong phú như chửi rủa, lo âu, ảo giác chi phối hoạt động của bệnh nhân, cảm giác như màng nhện bám mặt, cố phủi, xoa mặt… Nghiện rượu là tệ nạn đang gia tăng nhất là ở tuổi thanh niên, ảnh hưởng đời sống, giống nòi. |
9. Người trưởng thành uống rượu bao nhiêu là an toàn?
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, người trưởng thành chỉ nên dùng một đơn vị rượu mỗi ngày (tương đương 125 ml rượu vang hoặc 25 ml rượu mạnh). Dùng quá mức này được coi là lạm dụng và gây ra nhiều tác hại nguy hiểm, đặc biệt cho lá gan. |