Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

LONGFORM

Hành trình 'từ nhà ra biển' gây hại tới môi trường của chai nhựa

Tôi - chai nhựa - và những anh em rác thải, túi nylon sau khi được con người sử dụng, họ tiện tay vứt đi mà không quan tâm đến việc bọn tôi rất có hại đến môi trường.

Tai che rac thai nhua anh 1Tai che rac thai nhua anh 2

Chúng tôi - rác thải nhựa - không thể tự mình gây hại đến môi trường sống. Sau khi được sử dụng, con người tiện tay vứt chúng tôi đi mà không quan tâm đến tác hại với môi trường.

Tôi là chai nhựa. Tôi sắp kể ra đây một câu chuyện buồn.

Tôi trôi nổi trên đại dương cùng những người bạn nhựa, rác thải sinh hoạt đã hơn 10 năm nay. Không biết anh bạn vứt tôi ra bãi biển còn nhớ ngày ấy không. Nhưng đối với tôi, đó là nỗi đau không thể nào quên.

Tôi đã chịu cảnh lênh đênh trên biển, chứng kiến biết bao thăng trầm cuộc sống và mọi sự biến đổi của thời tiết. Những lần mẹ thiên nhiên nổi giận, những cơn bão lớn cuốn trôi nhựa và rác thải ra đại dương, lúc đấy tôi lại có thêm nhiều anh em.

Thời gian thấm thoát trôi qua, tôi vẫn cứ ở đây. Không biết bao lâu tôi mới có thể cuộc sống mới. Có thể bây giờ, nếu bạn chịu hành động. Hoặc là không bao giờ.

Tai che rac thai nhua anh 3

Hơn 10 năm trước, tôi được được sản xuất từ dây chuyền công nghệ tiên tiến. Tôi và các người bạn nhựa được giới thiệu là một trong những thức uống thời thượng, mang lại cảm giác ngon miệng cho người uống.

Ngoài ra, chúng tôi còn được khoác lên mình lớp áo đẹp đẽ, bắt mắt. Đội ngũ thiết kế đã dành nhiều tâm huyết cho anh em chúng tôi. 

Lúc đấy, tôi thấy mình giống như một công chúa. Xinh đẹp. Lộng lẫy. Được nhiều người săn đón.

Đến ngày lên kệ, tôi vẫn cứ ngạo nghễ và tự tin mình chính là công chúa bên cạnh những thức uống "tầm thường" khác.

Nhìn qua những lon nước ngọt và lon bia đặt ở kệ dưới, tôi thấy họ không thể so sánh với mình. Họ không có đường cong uốn lượn như tôi. Thận chí, những anh bạn kia cũng không được thiết kế bắt mắt như chai nhựa.

”Như vậy thì ai thèm uống các anh cơ chứ”, tôi thầm nghĩ.

Với lối suy nghĩ này, tôi và các bạn luôn xem thường người khác và tự cho mình là thức uống thượng đẳng. Vì vậy, chúng tôi luôn ngạo nghễ với đời và mặc kệ thế gian. 

Tai che rac thai nhua anh 4

Trước khi được đưa ra kệ bày bán, mẹ đã nói rằng: “Nhiệm vụ của chúng ta là phục vụ con người. Sau khi hoàn thành sứ mệnh, mẹ con mình sẽ được tái sinh và sống trong một hình dạng khác. Các con cứ yên tâm về vấn đề này”.

Và chính vì lời dặn dò của nhựa mẹ, tôi không quá lo lắng về tương lai của mình. Tôi mong có người mua tôi càng sớm càng tốt. Tôi muốn được sống trong hình dạng khác, trải nghiệm những thứ thú vị của cuộc đời chai nhựa.

Nằm trên kệ gian hàng sản phẩm mới, tôi hoàn toàn tự tin mình nhanh chóng được khách hàng lựa chọn.

Những bước chân đi ngang qua đều dừng lại trước gian hàng của chúng tôi. Tôi nghe loáng thoáng những tiếng khen, những lời cảm thán về mình và những người bạn.

”Mua cái đó cho con uống đi mẹ”.

”Anh ơi chai nước đó đẹp quá, mua uống thử xem sao”.

Tôi nhìn những người bạn, người chị của mình lần lượt được lấy đi, tôi thiết nghĩ sớm muộn gì cũng đến mình.

Đúng như tôi dự đoán, tôi được một thanh niên mua về cùng nhựa chị và hai người bạn của mình. Họ chọn tôi vì tôi là chai nhựa mang bên ngoài lớp vỏ hào nhoáng, lộng lẫy chẳng khác gì một nàng công chúa.

"Khi đề cập đến câu chuyện rác thải nhựa, có hai hình ảnh vẫn luôn ám ảnh tôi đó là người ngư dân khi đánh bắt thủy sản thay vì bắt được các mẻ cá thì lại vớt được rất nhiều sản phẩm nhựa dưới biển; thứ hai là hình ảnh những con cá lớn bị chết và trôi dạt vào trong đất liền mà trong bụng nó chứa đầy chai nhựa", đại diện tập đoàn BRG chia sẻ với Zing.vn. 

Theo thông tin, hiện nay, Việt Nam đang thứ 4 trên thế giới về xả rác thải nhựa ra môi trường. 

"Thế nhưng tôi e rằng thứ hạng này có thể sẽ vẫn còn tiếp tục tăng nếu như mà cộng đồng không thay đổi nhận thức. Theo các chuyên gia, rác thải nhựa để phân hủy hết phải mất ít nhất 100 năm , tức là trong 100 năm đấy, môi trường đất – môi trường nước – môi trường biển đang bị hủy hoại hàng ngày hàng giờ. Rác thải nhựa thực sự không phải là 1 vấn đề môi trường xa vời nào đó nữa mà nó là 1 vấn nạn, đang ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và sức khỏe của chúng ta", đại diện BRG nói.

Tai che rac thai nhua anh 5

Về đến nhà mới, tôi và chị được đặt vào tủ lạnh sang trọng. Tôi nghe loáng thoáng cậu chủ nói sáng mai sẽ mang chúng tôi đi dã ngoại ở Vũng Tàu.

Tôi hân hoan trong lòng vì biết ngày mai sẽ mình sẽ được dạo chơi, sau đó được thưởng thức và tiếp tục được tái sinh, sống cuộc đời chai nhựa mới.

Ngồi trong thùng lạnh, tôi say mê trò chuyện với chai nhựa kế bên.

Bỗng nhiên, chị tôi được con trai cậu chủ lấy lên để uống. Tôi chỉ kịp nói một câu tạm biệt với chị. Tôi cũng mừng thầm trong bụng vì chị cả sắp được tái chế và sống cuộc đời mới.

Tôi ngồi trong thùng xe, ngồi nhìn chị mình đang cười mãn nguyện.

Tôi cũng sắp được giống như chị. Tôi đang suy nghĩ không biết mình được đưa vào nhà máy tái chế nào và có thể tiếp tục được sống với hình dạng chai nước đẹp đẽ nữa hay không.

Nghĩ là vậy nhưng tôi cũng không quan tâm lắm, chỉ cần được tái chế và tiếp tục cuộc đời làm nhựa là đã vui lắm rồi. Tôi có thể phân nhỏ mình trở thành các hạt vi nhựa, hoặc tôi có thể được bàn tay con người phù phép thành những chiếc vỏ bút bi, hộp đựng bút xinh xắn...

Biết đâu một ngày đẹp trời, tôi có thể gặp lại chị mình trong hình dạng khác xinh đẹp hơn thì sao.

Tai che rac thai nhua anh 6

Đang theo đuổi suy nghĩ riêng của mình, tôi chợt nghe tiếng cậu bé nói với cha mình: "Cha ơi, con uống xong rồi. Cái chai này con vứt ở đâu?".

"Để cha mở cửa, con vứt ra ngoài đi nhé. Để trong xe kẻo đổ ra bẩn lắm".

Tôi bàng hoàng khi nghe được lời người cha yêu cầu vứt chai nhựa xuống lòng đường. Khoảnh khắc đó tôi cũng biết rằng, sau khi tôi được sử dụng xong, tôi cũng bị chung số phận "quẳng đi đâu đó" chứ không phải khu vực rác tái chế mà tôi từng mơ ước.

Suy nghĩ của tôi đã đúng. Đến nơi dã ngoại, cả gia đình xuống ăn uống vui say. Họ vui, nhưng lòng tôi đang buồn rũ rượi. Tôi nghĩ về chị hai, không biết chị ta đã lưu lạc đến chốn nào rồi. 

Tôi ngồi trong thùng lạnh, nhìn cậu bé liên tục ăn uống no say rồi vứt vỏ chuối, bịch nylon lung tung trên bãi biển. 

Và giờ phút ấy đã đến, tôi được con trai cậu chủ cầm lên uống nước. Dù biết cơ hội rất mong manh nhưng tôi vẫn hy vọng mình được về đúng nơi mình sinh ra.

Nhưng không, tôi lại bị cậu ta quẳng ra biển thẳng tay. Khi hết giá trị sử dụng, tôi bị người ta đối xử tệ bạc. Họ quẳng anh em, bạn bè chúng tôi xuống lòng đường, sông, biển hay bất cứ nơi đâu họ thấy tiện tay.

"Là 1 tập đoàn đa ngành đa lĩnh vực nên tập đoàn BRG chúng tôi luôn cố gắng sáng tạo, tận dụng triệt để các cơ hội bảo vệ môi trường. Về lĩnh vực thương mại – bán lẻ, ở các chuỗi siêu thị của BRG như Intimex, FujiMart, Hapro, Big C… nhân viên luôn ý thức không sử dụng túi nylon bừa bãi. Chúng tôi cũng đã triển khai các chiến dịch đưa vào hệ thống siêu thị các túi sử dụng nhiều lần bằng sợi tổng hợp thay thế nylon miễn phí; đồng thời lên kế hoạch thay thế dần túi nylon gói sản phẩm bằng các đồ có nguồn gốc hữu cơ như lá chuối,..." đại diện tập đoàn BRG cho hay.

Tương tự, ở mảng khách sạn - du lịch, tập đoàn luôn suy nghĩ tìm các hoạt động thiết thực ngăn ô nhiễm rác thải nhựa.

"Ví dụ như tại Đà Nẵng, chúng tôi đã triển khai chương trình “SeA- sea” dành cho cán bộ nhân viên ngân hàng SeABank cùng chung tay thu dọn các bãi biển ở Đà Nẵng vào cuối tuần. Hay ở các khách sạn – công ty du lịch của chúng tôi trên khắp cả nước cũng thường xuyên phát động các chương trình tuyên truyền cho du khách về tác hại của rác thải nhựa và các cách để hạn chế sử dụng. Với hệ thống khu nghỉ dưỡng gắn liền với chuỗi sân Gôn của BRG, chúng tôi có các quy định rất nghiêm ngặt để đảm bảo nguồn nước sạch, quy hoạch luôn song hành với bảo vệ cảnh quan môi trường thiên nhiên".

Tai che rac thai nhua anh 7

Đấy là toàn bộ câu chuyện của tôi, một vòng đời tưởng như ngắn ngủi nhưng trên thực tế, tôi đã lênh đênh trên biển được 10 năm.

Những người như cậu chủ cũ của tôi cho rằng, chỉ cần giữ cho xe cộ, nhà cửa của họ sạch sẽ, còn rác thải nhựa như bọn tôi, muốn quẳng đi đâu cũng được. Họ không quan tâm chúng tôi sẽ gây hại môi trường thế nào.

Hàng ngày, khi trôi nổi trên biển, tôi liên tục nghe các ngư dân nói về vấn nạn ô nhiễm môi trường.

Con người cho rằng rác thải nhựa chúng tôi là những người xấu. Họ luôn đổ thừa chính tôi là tác nhân chính gây ra vấn nạn môi trường sống bị tàn phá.

Tôi thừa nhận một điều, chúng tôi là những kẻ khó phân hủy. Thậm chí, chúng tôi có thể tồn tại trong môi trường sống hàng trăm năm. Đó là lý do chúng tôi cần con người giúp sức, tái chế rác thải nhựa thành những vật hữu dụng khác.

Chúng tôi bị oan mà.

Nhìn những chú rùa biển bị mắc kẹt ống hút trong mũi, nhìn những chú chim hải âu phải chết dần chết mòn vì rác thải nhựa, chúng tôi đau như cắt.

Lỗi một phần là của chúng tôi, nhưng chính các bạn cũng có lỗi.

Tai che rac thai nhua anh 8

Với những người có ý thức bảo vệ môi trường, giúp đỡ chúng tôi được tái chế và trở thành vật hữu dụng khác, tôi rất biết ơn họ.

Nhưng chúng tôi cũng rất buồn với những người thẳng tay sử dụng chai nhựa và vứt bừa bãi ra môi trường sống. 

Lượng rác thải nhựa không thể phân hủy trong môi trường sống đã rất nhiều. Trong vòng 10 năm lênh đênh trên biển, tôi kết bạn với nhiều chai nhựa, túi nylon... Tuy nhiên, bọn tôi gặp nhau trong hoàn cảnh này đều không vui chút nào.

Đến bây giờ, anh em nhựa chúng tôi vẫn tha thiết được tái chế, trở về cuộc sống vốn có của chúng tôi. Để làm được điều này, chúng tôi cần sự giúp sức rất lớn từ bàn tay con người.

Một lần nữa, chúng tôi - nhân danh chai nhựa, rác thải - khẳng định: "Bọn tôi không cố ý phá hoại môi trường. Hãy tôn trọng tôi và bảo vệ cuộc sống của chính bạn".

"Tập đoàn BRG luôn ủng hộ việc phát triển doanh nghiệp bền vững phải song song với việc tuân thủ các chuẩn mực về bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa rác thải nhựa. Chúng tôi không bao giờ phát triển kinh doanh bằng mọi giá mà gây ảnh hưởng đến môi trường. Vì chỉ khi chúng ta tôn trọng môi trường, kinh doanh dựa trên nền tảng bảo vệ môi trường thì các hoạt động kinh doanh đó mới lâu dài, hiệu quả và được ủng hộ từ cộng đồng, xã hội. Đặc biệt, chúng ta không thể một mặt đi phát triển kinh tế, mặt khác lại để lại hậu quả môi trường cho con cái chúng ta được", đại diện BRG khẳng định.

Báo điện tử Zing.vn đồng hành với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Tập đoàn BRG triển khai chiến dịch “Màu xanh của nhựa” nhằm góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giới thiệu tới độc giả những sáng kiến, ý tưởng tái chế rác thải nhựa, góp phần giữ gìn màu xanh của Trái đất.

Vì mục tiêu phát triển bền vững, Tập đoàn BRG nỗ lực cống hiến hết mình cho những hoạt động vì cộng đồng.

10 mô hình tái chế rác thải nhựa thành công trên thế giới

Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy và Thụy Điển là những quốc gia đi đầu trong việc bảo vệ môi trường. Những mô hình tái chế rác của họ được chuyên gia môi trường đánh giá là đáng để áp dụng.

Hoài Vỹ

Đồ họa: Phượng Nguyễn

Bạn có thể quan tâm