Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hành trình xây dựng đề kháng khỏe mạnh cho cơ thể

Tăng cường đề kháng cho cơ thể sẽ giúp mỗi người hạn chế sự lây lan của các loại vi khuẩn, virus có hại, trong đó có Covid-19.

Xây dựng sức đề kháng tốt là hành trình dài và cần áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Như ở phương Tây, phần lớn trẻ em có sức khỏe tốt là nhờ sớm tiếp xúc với môi trường bên ngoài, hình thành thói quen tự chủ trong ăn, ngủ, sinh hoạt. Sau quá trình tự chủ vận động, sức đề kháng cơ thể tăng lên, các bé chững chạc hơn cả về thể chất và tinh thần.

Theo kết quả khảo sát của Hội đồng quản lý Sức khỏe, Thể dục Thể thao và Dinh dưỡng Hoa Kỳ (PCFSN), 60-90% cá thể tham gia các hoạt động thể chất (bất kể là chuyên nghiệp hay nghiệp dư) với tần suất cao sẽ ít bị cảm lạnh hơn những người có lối sống “bất động”, “bất di bất dịch” trước thể thao.

Điểm chung của những người đam mê rèn luyện thể chất là họ hình thành thói quen tăng cường sức đề kháng, không chỉ tập yoga đôi bữa, đu xà vài tuần hay chạy bộ một lúc rồi ngừng hẳn.

Đề kháng cần thời gian để làm quen với áp lực, “tự học” những bài học mới khi đối mặt với các mối nguy tiềm tàng khác nhau.

Tương tự, duy trì thực đơn bổ dưỡng đều đặn mới có khả năng nâng cấp đề kháng. Một ngày ăn detox nhưng thường xuyên ăn đồ chiên rán sẽ không giúp bạn tránh khỏi nguy cơ béo phì. Nhiều gia đình thậm chí để con ngủ tới trưa rồi bỏ bữa sáng với lý do thấy con tươi tỉnh, sảng khoái hơn sau một giấc ngủ dài, nhưng thực tế nếu bỏ bữa thường xuyên, “hàng rào” đề kháng sẽ không thể phát triển vững chắc. Quan tâm đến khả năng đề kháng bằng việc điều chỉnh dinh dưỡng mỗi ngày là việc làm cần thiết từ khi còn trẻ.

Để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, mỗi người cần thực hiện tốt 4 việc cơ bản dưới đây.

Thứ nhất: Tăng cường vận động. Bộ Y tế khuyến cáo người dân tăng cường vận động, rèn luyện thể lực để nâng cao sức đề kháng trong tình hình mới. Tập thể dục giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, thể lực được nâng cao từ đó phòng được nhiều bệnh. Người không thường xuyên vận động, chơi thể thao dễ bị mệt mỏi, đề kháng yếu, khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập thì khả năng chống chọi kém hơn. Một số bài tập phù hợp cho mọi người là leo cầu thang, co duỗi chân tay, nhảy dây, luyện cơ bắp và giữ thăng bằng...

Thứ hai: Giữ tâm lý thoải mái. Căng thẳng, stress khiến cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng giảm dễ khiến vi khuẩn, virus tấn công. Tinh thần thư thái giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt, tế bào miễn dịch phản ứng hiệu quả hơn với các tác nhân gây bệnh. "Không nên quá lo sợ, căng thẳng trước thông tin về Covid-19. Bình tĩnh, giữ tinh thần lạc quan, chủ động phòng bệnh mới là điều quan trọng nhất hiện giờ", bác sĩ Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) cho biết.

Buông bỏ áp lực công việc, học hành và dành thời gian bên gia đình là cách để sống vui, khỏe, có ích. Cả nhà có thể vui chơi trong khuôn viên gia đình, trồng cây xanh, chăm sóc thú cưng, đọc sách, xem chương trình giải trí... để duy trì lối sống tích cực thời dịch, đồng thời không để stress có “đất” phát triển, làm tổn hại đến đề kháng.

Thứ ba: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng.Để tăng sức đề kháng, cả nhà cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi, cung cấp đủ 4 nhóm chất cơ bản: Đạm, béo, vitamin và chất khoáng. Trong đó, chất đạm giúp tạo kháng thể, chất dẫn truyền thần kinh, chất kháng viêm... Chất béo cung cấp năng lượng trong hoạt động của hệ miễn dịch. Vitamin E chống oxy hóa. Vitamin A tăng tác động của tế bào bạch cầu. Vitamin C hỗ trợ sản xuất interferon cho tế bào bạch cầu hoạt động. Magie giúp giảm stress. Selen giúp tăng đề kháng. Kẽm, selen... cần thiết cho hệ miễn dịch.

Vinamilk anh 1

Bác sĩ Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM).

Ngoài ra, đường ruột là nơi tập trung phần lớn tế bào miễn dịch của cơ thể. Đường ruột chỉ khỏe mạnh khi có đủ lợi khuẩn. Sự có mặt của các lợi khuẩn giúp ức chế hại khuẩn, cản trở sự phát triển của tác nhân gây bệnh, kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất kháng thể.

Theo bác sĩ Thu Hậu, mỗi người nên bổ sung lợi khuẩn có khả năng sống sót khi đi qua môi trường axit khắc nghiệt của dạ dày. Một trong những chủng lợi khuẩn được nghiên cứu và kiểm chứng trên thế giới về khả năng sống sót cao sau khi qua dạ dày là L.Casei 431. Hiện tại Việt Nam, loại lợi khuẩn này được đưa vào những chai sữa chua uống men sống Vinamilk Probi.

Thứ tư: Ngủ đủ giấc. Người trưởng thành nên ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày. Trẻ em dưới 3 tháng tuổi nên ngủ khoảng 14-17 tiếng mỗi ngày. Theo bác sĩ Thu Hậu, ngủ sâu và đủ giấc là cách "sạc pin" cho cơ thể, giúp phục hồi, tái tạo năng lượng. Giấc ngủ sâu còn tạo cơ hội cho tế bào bạch cầu hoạt động tốt và "bắt" các tác nhân gây bệnh.

Cuối cùng, tất cả phương pháp tăng sức đề kháng cần được kết hợp nhuần nhuyễn trong một thời gian dài, hình thành thói quen để giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh.

Giang Tiểu San

Bình luận

Bạn có thể quan tâm