Kỳ vọng cao: Theo India Times, cha mẹ nào cũng muốn con cái phấn đấu cho những mục tiêu lớn. Tuy nhiên, việc đặt tiêu chuẩn quá cao có thể làm giảm lòng tự trọng và tự tin của trẻ trong cuộc sống. Cha mẹ cần hỗ trợ con phát triển trí lực bằng cách đảm bảo mục tiêu của trẻ hợp lý. Ngay cả khi trẻ không đạt được, những thất bại mà chúng trải qua có thể dạy bài học quý giá. Ảnh: Firstcryparenting. |
Thiên vị: Điều này thường xảy ra trong những gia đình có nhiều anh chị em, đôi khi, nhiều bậc phụ huynh không nhận ra họ đang đối xử tốt hơn với một đứa trẻ. Sự thiên vị ấy khiến những trẻ khác cảm thấy tủi thân, tự ti, ghen tỵ không chỉ trong thời thơ ấu mà cả khi lớn lên. Điều này ảnh hưởng mối quan hệ giữa cha mẹ, anh chị em, thậm chí là tác động đến cách họ đối xử với con cái trong tương lai. Ảnh: Verywellfamily. |
Đảm bảo con luôn cảm thấy thoải mái: Nhiều thứ có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu, đặc biệt khi liên quan việc thử thức ăn mới, kết bạn, tham gia môn thể thao mới, hay chuyển nhà, chuyển trường. Nhiều cha mẹ thương con, không muốn trẻ trải qua cảm giác đó. Tuy nhiên, tương tự khi đối mặt với thất bại, những khoảnh khắc không thoải mái có thể giúp trẻ tăng cường ý chí và tự tin hơn. Ảnh: Raisingchildren. |
Cha mẹ cãi vã, đánh nhau trước mặt trẻ: Tranh luận là phần bình thường của mọi mối quan hệ. Nhưng đôi khi, nó có thể biến thành cuộc chiến tiêu cực. Khi cảm xúc dâng lên, phụ huynh không để ý, phớt lờ việc con cái đang chứng kiến. Mối quan hệ giữa cha mẹ, đặc biệt nếu họ thường xuyên đánh nhau, có thể tác động tiêu cực đến tinh thần trẻ. Ảnh: Healthcare. |
Quá nuông chiều con: Trẻ em thích được nhận quà và cha mẹ cũng thích tặng quà cho con cái. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra việc đáp ứng con bất cứ thứ gì chúng muốn làm mất đi kỹ năng, trí lực ở trẻ như tính tự giác, kỷ luật. Ảnh: Firstcryparenting. |
Muốn con thực hiện ước mơ dang dở của cha mẹ: Con cái có thể có nhiều cơ hội và cơ sở vật chất tốt hơn thời thơ ấu của cha mẹ nhưng điều đó không có nghĩa phụ huynh có thể thúc ép con làm những gì họ chưa thể làm. Mỗi đứa trẻ là duy nhất và giống người lớn, con có thể có những sở thích riêng biệt. Vì vậy, uốn nắn trẻ yêu thích những gì cha mẹ từng thích chính là đang ngăn cản trẻ theo đuổi sở thích của bản thân. Điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tinh thần của con. Ảnh: Babychick. |
Không quan tâm đến bản thân: Theo Hindustan Times, việc cha mẹ duy trì thói quen lành mạnh như ăn uống đầy đủ, tập thể dục thường xuyên và nghỉ ngơi hợp lý là cần thiết để trẻ noi theo. Khi cảm thấy quá mệt mỏi, họ có thể than thở với con cái, đồng thời đề ra cách giải quyết cho vấn đề đó. Chẳng hạn, phụ huynh có thể nói với con rằng "cha/mẹ đã có một ngày rất căng thẳng và sẽ thư giãn với một tách trà và đọc cuốn sách hay". Ảnh: Momswellbeing. |
Buộc con tuân thủ quy tắc được xã hội thiết lập: Đôi khi, trẻ em có cách thể hiện riêng của chúng và một số trẻ, theo xã hội, bị coi là khác biệt. Vào thời hiện đại, khác không có nghĩa là sai, tuy nhiên, theo những quy tắc, chuẩn mực mà xã hội đã đặt ra, điều đó lại không ổn. Chẳng hạn, một cậu bé muốn học nấu ăn nhưng theo "chuẩn mực xã hội", đó là sở thích của nữ giới. Việc ép trẻ theo những chuẩn mực này có thể khiến con giảm tự tin, thiếu quyết đoán. Ảnh: Institueoffamilystudies. |