Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Harvard gặp đủ kiếp nạn vì ông Trump

Dưới thời chính quyền ông Trump, các trường đại học Mỹ đang đối mặt với làn sóng tấn công và rơi vào tình cảnh bị "bóp nghẹt" tự do học thuật và ngôn luận.

Tổng thống Trump tấn công các đại học lớn bằng cách siết chặt nguồn tài trợ. Ảnh: Reuters.

Các trường đại học ở Mỹ đang bị tấn công.

Trong khi chính quyền Tổng thống Trump giả vờ trừng phạt các trường vì bị cáo buộc dung túng hoặc ủng hộ các sáng kiến về đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI), mục tiêu thực sự của ông lại là tự do học thuật và quyền tự do ngôn luận.

Việc nhắm vào các trường đại học danh tiếng và có nhiều đặc quyền như Đại học Columbia và Đại học Harvard được The Guardian gọi là “một mũi tên trúng hai đích”, bởi vừa thu hút sự chú ý tối đa của truyền thông, vừa gieo rắc nỗi sợ vào các trường khác kém đặc quyền hơn.

Trường lớn cũng phải nhượng bộ

Phần còn lại của thế giới cũng đã bắt đầu chú ý và có những phản ứng, mặc dù phần lớn không hiểu rõ về môi trường học thuật của Mỹ, cũng như không hỏi các học giả tại Mỹ rằng họ cần gì.

Dĩ nhiên, các học giả sẽ đối mặt với các thách thức khác nhau - tùy thuộc vào giới tính, chủng tộc, tình trạng pháp lý, bang mà họ sống và trường đại học mà họ công tác...

Giáo sư Cas Mudde tại Đại học Georgia - một người da trắng, có thẻ xanh, đang giữ vị trí công tác tại một trường công lập do Đảng Cộng hòa kiểm soát - nói rằng điều quan trọng là phải hiểu chính xác cách thức chính quyền ông Trump tấn công các trường đại học.

Cụ thể, các trường công lập thường bị giám sát và gần đây là bị siết chặt về mặt tài chính. Những trường ủng hộ, hoặc đơn giản là dung thứ cho các nghiên cứu, phát ngôn đi ngược với quan điểm ông Trump, sẽ bị điều tra hoặc đóng băng, cắt giảm nguồn tài trợ.

Các sáng kiến DEI, nghiên cứu về biến đổi khí hậu hay giới tính và tình dục không bị cấm chính thức, nhưng chúng vẫn có thể gây ra hậu quả tài chính nghiêm trọng đối với các trường tham gia hoặc không ngăn chặn các hoạt động đó.

Và trong môi trường học thuật theo mô hình tân tự do như ở Mỹ, tiền chính là yếu tố quyết định. Các nhà quản lý đại học phải "phục tùng" các hội đồng quản trị - chủ yếu là doanh nhân - những người coi trọng tăng trưởng tài chính hơn tự do học thuật.

Do đó, ông Mudde nói rằng không gì ngạc nhiên khi thấy những đại học lớn như Harvard hay Columbia phải nhượng bộ yêu cầu của ông Trump, dù điều đó cũng không thể cứu trường của họ.

dai hoc harvard anh 1

Đại học Harvard rơi vào tầm ngắm của ông Trump. Ảnh: Harvard.

Châu Âu vào cuộc

Tẩy chay và kiến nghị là các hình thức phản đối yêu thích của giới học thuật. Trên mạng xã hội, nhiều học giả châu Âu tuyên bố họ sẽ không đến Mỹ, dù là công tác hay du lịch, ít nhất là khi ông Trump còn nắm quyền.

Các hành động tẩy chay này có lý do chính đáng dưới góc độ tự bảo vệ, đặc biệt trong bối cảnh gần đây xảy ra hàng loạt vụ bắt giữ và trục xuất, nhưng chúng sẽ không giúp được gì cho các học giả tại Mỹ.

Các nhà báo châu Âu đã đưa tin về các cuộc tấn công nhằm vào Đại học Columbia và Đại học Harvard. Theo giáo sư Mudde, việc đưa tin về các cuộc tấn công vào giới học thuật Mỹ là rất quan trọng, nhưng điều đó sẽ không thể làm lay chuyển chính quyền ông Trump.

"Tôi hiểu rằng hoàn cảnh của chúng tôi là một câu chuyện hấp dẫn, nhưng nó cũng có thể gây thêm rắc rối cho chúng tôi. Bởi vì tại nhiều trường đại học công lập, việc giao tiếp qua email công vụ (và đôi khi thậm chí qua máy tính của trường) có thể bị yêu cầu công khai", giáo sư nêu.

Gần đây, một số trường đại học châu Âu như Đại học Aix-Marseille (Pháp) và Đại học Tự do Brussels (Bỉ) đã thành lập các sáng kiến nhằm bảo vệ “những nạn nhân lớn nhất của sự can thiệp tư tưởng”.

Tuy nhiên, các chương trình học 3 năm hay nghiên cứu sau tiến sĩ kéo dài trong một năm không thực sự hấp dẫn hoặc mang tính bền vững, nhất là khi các trường muốn thu hút những người xuất sắc.

Một số quốc gia châu Âu cũng đã bắt đầu bàn thảo các kế hoạch thu hút các nhà khoa học quốc tế hàng đầu đến châu Âu. Chỉ vài ngày sau khi các học giả trên khắp đại học Mỹ đình công để phản đối chính sách của ông Trump, chính phủ Hà Lan đã công bố sáng kiến thu hút người tài. Bộ trưởng Giáo dục Hà Lan còn thẳng thắn nói rằng đối với các nước châu Âu, các nhà khoa học hàng đầu đáng giá như vàng.

Ngoài ra, Liên minh châu Âu cũng có chính sách thu hút những nhà nghiên cứu xuất sắc đến từ Mỹ, nhưng giáo sư Mudde cho rằng sáng kiến này cần được tích hợp vào chiến lược lớn hơn và cần sự đầu tư nghiêm túc.

"Ban đầu, điều đó có thể chỉ mang lại lợi ích cho một số học giả nổi bật, nhưng về lâu dài sẽ tạo ra tác động kinh tế. Và biết đâu, điều đó có thể khiến chính quyền ông Trump cũng phải thay đổi hướng đi", giáo sư Đại học Georgia nêu quan điểm.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Ông Trump lại dọa trường công

Khi chính quyền ông Trump đề cập vấn đề này, nhiều nhà giáo dục bày tỏ lo ngại vì các trường công và học sinh yếu thế sẽ gặp khó khăn.

Harvard nguy co mat 9 ty USD hinh anh

Harvard nguy cơ mất 9 tỷ USD

0

Chính quyền ông Trump xem xét cắt giảm 9 tỷ USD ngân sách tài trợ cho Đại học Harvard giữa bối cảnh cuộc điều tra về chủ nghĩa bài Do Thái tại các trường đại học đang diễn ra.

Thái An

Bạn có thể quan tâm