Hậu trường khắc nghiệt của những tuần lễ thời trang quốc tế
Trong thời gian casting, tất cả nhân viên đều phải thay ca làm việc liên tục suốt 24 giờ một ngày, giấc ngủ là một điều xa xỉ với họ.
>>Hậu trường cười ra nước mắt ở các cuộc thi hoa hậu
>>Hé lộ hậu trường show diễn của mẫu gay
Tuần lễ thời trang quốc tế thường niên được xem là một ngày hội lớn. Với các nhà thiết kế thời trang, chuyên viên trang điểm và người mẫu, đây là sân chơi giúp họ có cơ hội tỏa sáng và phô diễn tài năng của mình.
Được sải bước trên sàn catwalk trong ánh sáng rực rỡ và là trung tâm của mọi ánh nhìn là điều mà các nghệ sĩ khao khát hướng tới, thế nhưng phía sau ánh hào quang sân khấu ấy lại là một câu chuyện dài với những góc khuất không lung linh như vẻ ngoài của nó.
4 sự kiện thời trang quốc tế lớn tại New York, London, Milan và Paris được tổ chức mỗi năm một lần với hai bộ sưu tập lớn Xuân Hè và Thu Đông, mỗi đợt chuẩn bị cho ngày hội này đều có đến 300 buổi họp báo lớn nhỏ được tổ chức kéo dài suốt 1 tháng trời nhằm giới thiệu những bộ sưu tập thời trang khác nhau trước ngày trình diễn.
Trước mỗi show diễn tại tuần lễ thời trang quốc tế, người mẫu đều phải trải qua vòng casting không phân biệt đẳng cấp hay nghiệp dư. Trong buổi casting, các nhà thiết kế sẽ chọn ra những người phù hợp nhất để thể hiện chủ đề bộ sưu tập của mình.
Buổi casting thường được tiến hành trước show diễn 2 ngày với 4 đợt tuyển chọn. Đối với người mẫu, đây là khoảng thời gian họ phải tranh thủ từng giây phút quý báu có mặt tại các buổi casting để tìm kiếm cơ hội có được một vé tham dự. Trong thời gian này, tất cả nhân viên đều phải thay ca làm việc liên tục suốt 24 giờ một ngày, giấc ngủ là một điều xa xỉ với họ.
Giấc ngủ là điều xa xỉ đối với các người mẫu. |
Trong suốt 7 ngày diễn ra tuần lễ thời trang, các show sẽ được xếp lịch biểu diễn vào ban ngày, vì thế các người mẫu đều phải trang điểm, thử trang phục và tổng duyệt thâu đêm để chuẩn bị cho ngày ra mắt sáng hôm sau.
Tại hậu trường sàn catwalk, các nhà thiếu kế, nhà trang điểm, nhà tạo mẫu tóc và người mẫu chen chúc nhau trong từng ô bàn, tạo nên sự choáng ngợp với những ai lần đầu chứng kiến nơi tạo ra các tác phẩm nghệ thuật trên sàn diễn thời trang.
Cảnh tượng thường thấy tại hậu trường show diễn thời trang quốc tế. |
Trước giờ trình diễn, những người mẫu phải mất nhiều thời gian chờ đợi và phải giữ nguyên kiểu tóc từ trước đó rất sớm. |
Trước mỗi màn biểu diễn, người mẫu phải khỏa thân để không làm hỏng nét thẩm mỹ của các mẫu thiết kế, đây là luật bất thành văn trong làng người mẫu. |
Báo chí và nhiếp ảnh là những gương mặt luôn túc trực mọi lúc mọi nơi để nắm bắt từng khoảnh khắc đắt giá nhất của các người mẫu trước giờ diễn. |
Các nhà trang điểm kiểm tra vệ sinh người mẫu trước màn trình diễn bộ sưu tập của Christophe Josse tại Paris 2012. |
Trước khi bước ra sân khấu, các nhà thiết kế đều kiểm tra tỉ mỉ từng mẫu trang phục và phụ kiện đi kèm, tất cả đều được ghi chú cẩn thận với hình ảnh đính kèm từng người mẫu. Trong hậu trường, hình ảnh và thứ tự biểu diễn của các người mẫu được đánh dấu và đặt tại vị trí bắt mắt nhất.
Nhân viên hậu trường luôn phải ghi lại hình ảnh từng bộ sưu tập được trình diễn. |
Tâm lý chờ đợi trước khi đặt chân lên sàn catwalk luôn là một cảm giác hồi hộp khó tả với các người mẫu, dù là siêu mẫu hay nghiệp dư đều không tránh khỏi cảm giác căng thẳng và áp lực tâm lý. |
Theo The box