Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Hết thời người trẻ Trung Quốc đi du lịch Tết

Trong dịp Tết Âm lịch năm nay, nhiều người trẻ, đặc biệt là Gen Z, tại Trung Quốc cho biết muốn về quê nghỉ lễ cùng gia đình, nấu ăn với người thân, không còn thích đi du lịch.

Thế hệ trẻ Trung Quốc thay đổi cách đón Tết. Ảnh minh hoạ: Kevin Malik/Pexels.

Nhiều cuộc khảo sát gần đây của các đơn vị truyền thông tiết lộ xu hướng tiêu dùng mới của người trẻ tại Trung Quốc nhân dịp Tết Nguyên đán. Không còn ưa chuộng các chuyến du lịch, họ ưu tiên việc đoàn tụ với gia đình, nấu bữa tối quây quần vào đêm giao thừa và ghé thăm những điểm đến mang tính di sản.

Các thương hiệu nhanh chóng nắm bắt sự thay đổi này, phát triển các chương trình bán hàng khác cho mùa lễ hội năm nay, theo Jing Daily.

Gen Z Trung Quoc,  Tet Trung Quoc,  tieu dung Trung Quoc,  nguoi tre Trung Quoc anh 1Gen Z Trung Quoc,  Tet Trung Quoc,  tieu dung Trung Quoc,  nguoi tre Trung Quoc anh 2
Gen Z Trung Quoc,  Tet Trung Quoc,  tieu dung Trung Quoc,  nguoi tre Trung Quoc anh 3

Thế hệ trẻ Trung Quốc ngày càng ưa chuộng việc đón Tết theo cách truyền thống. Ảnh minh hoạ: Kevin Malik/Pexels.

Người trẻ thích về quê ăn Tết

Southern Metropolis Daily, một tờ báo có trụ sở tại Quảng Châu (Trung Quốc), tiến hành một cuộc khảo sát trực tuyến vào tháng 1 đối với những người trẻ sinh sau năm 1990 về cách tận hưởng kỳ nghỉ lễ dài nhất năm.

Theo cuộc khảo sát, 65,5% về quê để nghỉ lễ. Đối với những người sinh sau năm 2000, tỷ lệ này lên đến 75%.

Nhiều thanh niên ở độ tuổi 20 cho biết đang từ bỏ các chuyến du lịch để trở về nhà vào ngày lễ. Trong số 30% những người sinh sau năm 1995 lựa chọn đi nghỉ dưỡng, đến 50% ưu tiên các địa điểm giàu tính văn hoá, truyền thống.

Hơn 40% đáp viên chia sẻ về việc tăng ngân sách chi tiêu cho Tết Âm lịch năm nay. Phần lớn số tiền này được dành cho việc lì xì và mua sắm hàng tiêu dùng.

Trong khi các món ăn truyền thống trên bàn dịp Tết như hạt hướng dương, đậu phộng và trái cây vẫn chiếm ưu thế, nhiều người trẻ lại dần chuyển sang các thực phẩm có lợi cho sức khoẻ hơn.

Bên cạnh thực phẩm cho Tết Nguyên đán, Gen Z, thường được gọi là “người bản địa kỹ thuật số”, còn tìm cách nâng cấp các thiết bị gia dụng lỗi thời cho phụ huynh.

Hơn 20% người được hỏi dự định mua các sản phẩm gia dụng thông minh trong kỳ nghỉ thông qua các chính sách trợ cấp.

Một cuộc khảo sát gần đây của The Beijing News cũng chỉ ra xu hướng tương tự. 70% đáp viên cho biết muốn nấu bữa tối cùng gia đình, tận hưởng khoảnh khắc sum họp bên những người thân yêu.

Gen Z Trung Quoc,  Tet Trung Quoc,  tieu dung Trung Quoc,  nguoi tre Trung Quoc anh 4Gen Z Trung Quoc,  Tet Trung Quoc,  tieu dung Trung Quoc,  nguoi tre Trung Quoc anh 5
Gen Z Trung Quoc,  Tet Trung Quoc,  tieu dung Trung Quoc,  nguoi tre Trung Quoc anh 6

Người trẻ Trung Quốc lựa chọn các điểm đến giàu tính di sản trong dịp Tết Nguyên đán. Ảnh minh hoạ: Mohammed Alim/Pexels.

Nhãn hàng nắm bắt cơ hội

Những phát hiện mới này cho thấy sự dịch chuyển về lối sống của thế hệ trẻ Trung Quốc. Họ không còn là những thanh niên vô tư, dần biết gánh vác trách nhiệm gia đình, tạo ra sự kết nối mới với truyền thống và tiếp cận các lễ hội.

Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nhà bán lẻ. Gen Z đang đóng góp khoảng 40% vào thị trường tiêu dùng của xứ tỷ dân.

Nhận thấy xu hướng này, nhiều thương hiệu lập tức tham gia vào cuộc chiến chinh phục người tiêu dùng trẻ dịp Tết Nguyên đán. Khách hàng Gen Z cũng nhận thấy mình bị cuốn vào cuộc chiến giá cả giữa các đơn vị cung cấp thực phẩm đóng gói.

Theo khảo sát của The Beijing News, 47% người tiêu dùng trẻ ưu tiên mua sắm trực tiếp tại cửa hàng, trung tâm thương mại trong mùa lễ hội. Số lượng nhỏ hơn (43%) vẫn duy trì thói quen mua hàng trực tuyến.

Các cửa hàng nhanh chóng tận dụng làn sóng này, kết hợp với các đầu bếp, nghệ nhân địa phương để tạo ra những trải nghiệm mua sắm đáng nhớ.

Việc đưa văn hoá và di sản địa phương vào các điểm đến cũng trở thành xu hướng đối với ngành du lịch. Thống kê từ Meituan Travel cho thấy lượng đặt vé máy bay đến các thành phố có nhiều di sản văn hoá phi vật thể như Đại Đồng, Dương Châu, Tuyền Châu và Cảnh Đức Trấn tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Vợ Quang Hải, Đoàn Văn Hậu 'giữ chuỗi' 3 ngày liên tiếp mặc áo dài

Tết Ất Tỵ 2025, Chu Thanh Huyền và Doãn Hải My liên tục diện áo dài trong 3 ngày đầu xuân năm mới, thu hút sự chú ý.

Các nhà mốt xa xỉ nâng tầm giá trị bằng văn chương

Các thương hiệu thời trang cao cấp đang tích cực kết hợp văn học vào chiến lược tiếp thị để nâng cao giá trị thương hiệu và thu hút khách hàng trẻ tuổi. Miu Miu đã triển khai chiến dịch "Summer Reads" bằng việc phát sách miễn phí về nữ quyền tại 8 quốc gia, thu hút đông đảo người tham gia. Trước đó, nhiều nhà thiết kế như Kim Jones của Fendi, Joseph Altuzarra và Pierpaolo Piccioli của Valentino đã lấy cảm hứng từ các tác phẩm văn học cho bộ sưu tập của mình. Hãng Loewe cũng làm mới các tác phẩm kinh điển với diện mạo thời trang và bán ra với giá cao.

Labubu co phai 'bong bong' dau tu? hinh anh

Labubu có phải 'bong bóng' đầu tư?

0

Khi nguồn cung ngày càng dồi dào, giá trị nhiều mẫu Pop Mart sụt giảm đáng kể, khiến nhiều người đặt câu hỏi: Đây có phải là kênh đầu tư tiềm năng hay chỉ là một trào lưu ngắn hạn?

Linh Vũ

Bạn có thể quan tâm