Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hiểu lầm tai hại về bệnh dại

Xử trí khi chó, mèo cắn theo phương pháp dân gian hay không tiêm vaccine, huyết thanh kháng dại vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của não là những hiểu lầm về bệnh dại thường gặp.

Người dân được tiêm vaccine phòng dại sau khi bị chó cắn. Ảnh: Duy Hiệu.

Trong quá trình làm việc tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, bác sĩ Danh Thơm tiếp nhận rất nhiều trường hợp bị chó, mèo cắn và xử trí bằng dân gian là đắp tỏi, sức dầu gió, thoa lọ gẹ hoặc đắp thuốc nam. Thậm chí, có người mời thầy về cúng bái chứ không đến bệnh viện.

Bên cạnh đó, một số người nhập viện khi đã có triệu chứng của bệnh dại vì sợ tiêm vaccine hay huyết thanh kháng dại sẽ ảnh hưởng đến não như những tin đồn. Điều này khiến họ gánh hậu quả rất nặng nề là tử vong, bởi một khi đã phát bệnh dại sẽ không có cách chữa trị.

Khẳng định với Tri thức - Znews, bác sĩ Danh Thơm cho biết các quan điểm nói rằng tiêm vaccine hay huyết thanh kháng dại sẽ bị chậm phát triển, ảnh hưởng đến não, nóng trong người hay suy dinh dưỡng là sai.

Những thông tin này hoàn toàn không có cơ sở khoa học, chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này, đây chỉ là những lời đồn thổi trong xã hội.

Theo phát đồ của Bộ Y tế, tiêm vaccine ngừa dại là an toàn gần như tuyệt đối, có một số phản ứng phụ như dị ứng, sốc phản vệ độ 2, nhưng cũng rất ít.

Về huyết thanh kháng dại, tại bệnh viện năm 2023 có 36 trường hợp bị sốc phản vệ độ 2, độ 3 nhưng sau 24 giờ bệnh nhân điều ổn và xuất viện. Đến nay cũng không có nghiên cứu nào chứng minh tiêm huyết thanh bị nóng trong người, chậm phát triển.

"Người dân cần đặt lợi và hại lên cán cân, rõ ràng chúng ta nhìn thấy giữa việc tiêm phòng dại và các phản ứng phụ của nó thì mặt lợi luôn cao hơn", bác sĩ Thơm nói.

Chính vì vậy, khi bị chó mèo cắn, cào,liếm nơi vết thương hở người dân cần rửa dưới vòi nước sạch trong vòng 15 phút, hoặc rửa với cồn 70 độ. Sau đó người dân đến cơ sở y tế để tiêm vaccine hoặc huyết thanh sớm nhất có thể.

Trẻ con đứa nào chẳng ốm

Trong quá trình nuôi con, cha mẹ không tránh khỏi lo lắng trước những hiện tượng liên quan đến sức khỏe của em bé. Trẻ có thể chảy nước mũi hay húng hắng ho khi chuyển mùa, sốt khi tiêm phòng, gặp vấn đề tiêu hóa…

Những lúc ấy, các bậc phụ huynh sẽ đưa con đến thẳng bệnh viện để nhờ bác sĩ thăm khám, nghe theo những phương thuốc dân gian hay quáng quàng lo lắng? Trẻ con đứa nào chẳng ốm, Để con được ốm hay Hỏi bác sĩ nhi đồng sẽ là cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cung cấp kiến thức khoa học về chăm sóc sức khỏe trẻ em.

Bệnh tay chân miệng tăng cao ở nhiều tỉnh phía Nam

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM tuần 14, số ca mắc bệnh tay chân miệng đã tăng hơn 50% so với tháng trước.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm