Trong bối cảnh có nhiều thông tin gây băn khoăn về hiệu quả của vaccine phòng Covid-19, một đội ngũ chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm tại khu vực châu Á đã bình duyệt gần 80 nghiên cứu trên toàn cầu để đánh giá khả năng thực sự của các loại vaccine trong việc ngăn ngừa nguy cơ nhập viện và tử vong do Covid-19.
Kháng thể ban đầu từ vaccine Pfizer cao nhất
Bác sĩ Sunate Chuenkitmongkol, Viện vaccine Quốc gia Thái Lan, cho biết theo số liệu tổng hợp tại quốc gia này, lượng kháng thể sinh ra sau khi tiêm chủng ở vaccine mRNA (Pfizer, Moderna) cao hơn so với vaccine AstraZeneca và Sinovac.
"Tuy nhiên, sau tiêm liều tăng cường, lượng kháng thể và mức độ hiệu quả bảo vệ của các loại vaccine này là tương đương", bác sĩ Sunate thông tin.
Về sự khác nhau giữa phản ứng sinh kháng thể ban đầu và khả năng bảo vệ trước nguy cơ bệnh nặng do Covid-19, chuyên gia này phân tích sau khi nhiễm bệnh hoặc tiêm vaccine, lượng kháng thể trong máu của mỗi người sẽ tăng rất cao rồi giảm dần theo thời gian.
Điều này khiến khả năng phòng bệnh của mỗi người cũng bị suy giảm. Tuy nhiên, hiệu quả bảo vệ cơ thể trước các biến chứng không chỉ phụ thuộc vào kháng thể. Ngoài phản ứng sinh kháng thể ban đầu của cơ thể, các cơ chế khác cũng giúp tạo ra miễn dịch chống lại nguy cơ nhập viện hoặc tử vong do Covid-19.
Từ căn cứ này, chuyên gia kết luận khả năng bảo vệ cơ thể trước các diễn tiến nghiêm trọng của Covid-19 là thước đo tốt nhất để đánh giá hiệu quả của một loại vaccine. Do đó, mức độ bảo vệ trước SARS-CoV-2 của AstraZeneca và Pfizer là tương đương.
So sánh hiệu quả của AstraZeneca, Pfizer và Sinovac
Một nghiên cứu quan sát được công bố gần đây từ Malaysia cho thấy rằng hiệu quả bảo vệ chống lây nhiễm của vaccine giảm đáng kể sau 3-5 tháng đối với cả Pfizer và Sinovac. Mặc dù vậy, cả 2 loại vaccine vẫn có hiệu quả giảm nguy cơ tử vong.
Tổng hợp nghiên cứu thêm từ Thái Lan và Chile, các chuyên gia kết luận bất kể loại hoặc lịch tiêm vaccine nào, việc tiêm chủng đầy đủ giúp bảo vệ nguy cơ lây nhiễm, nhập viện và tử vong.
Hiệu quả từ 3 loại vaccine được tổng hợp trong bảng sau:
Hiệu quả bảo vệ | Malaysia | Thái Lan - Chiang Mai | Thái Lan - Bangkok và vùng phụ cận | Chile |
Vaccine được đánh giá - thời gian theo dõi | AstraZeneca Pfizer Sinovac (lên đến 5,5 tháng) | AstraZeneca Pfizer Sinovac (Không khai báo) | AstraZeneca Pfizer Sinovac (lên đến 3 tháng) | Sinovac và AstraZeneca liều tăng cường Pfizer và Sinovac liều tăng cường Sinovac (Lên đến 9 tháng) |
Chống lây nhiễm | 87,8% | 28% với Sinovac sơ cấp 93% với AstraZeneca chính 92% với Pfizer chính 93% với Sinovac / AstraZeneca | 98% với thuốc tăng cường Sinovac 2 liều cộng với Pfizer 86% với thuốc tăng cường Sinovac 2 liều cộng với AstraZeneca 83% với AstraZeneca 2 liều 74% với Sinovac / AstraZeneca 60% với Sinovac 2 liều | Không có dữ liệu |
Chống lại bệnh có triệu chứng | 85,4% | Không có dữ liệu | Hiệu quả cao nhưng thay đổi tùy thuộc vào lịch tiêm | 78,8% với Sinovac 96,5% với Pfizer 93,2% với AstraZeneca |
Chống nhập viện | Không có dữ liệu | 97% cho lịch trình 2 liều 99% cho lịch trình 3 liều | Không có dữ liệu | 86,3% với Sinovac 96,1% với Pfizer 97,7% với AstraZeneca |
Chống nhập viện ICU | 79,1% tổng thể 95,6% với AstraZeneca 90,3% với Pfizer 72% với Sinovac | Không có dữ liệu | Không có dữ liệu | 92,2% với Sinovac 96,2% với Pfizer 98,9% với AstraZeneca |
Chống tử vong | 86,7% tổng thể 95,3% với AstraZeneca 92,7% với Pfizer 82,4% với Sinovac | 97% cho lịch trình 2 liều 99% cho lịch trình 3 liều | Không có dữ liệu | 86,7% với Sinovac 96,8% với Pfizer 98,1% với AstraZeneca |
Hạn chế về phân tích | Nhập viện không phải là một kết quả VE có giá trị | Dữ liệu về số lần nhập viện và tử vong được kết hợp | Gần 30% nhóm nghiên cứu là nhân viên y tế | Không có ghi chú |
Nguồn | Suah JL và cộng sự, 2021 | Khoa Y tế Công cộng, Đại học Chiang Mai và Văn phòng Y tế Tỉnh Chiang Mai | Sritipsukho P và cộng sự, 2022 | Jara AJ và cộng sự, 20 22 |
Hiệu quả của các vaccine
Bác sĩ Sunate Chuenkitmongkol, Viện vaccine Quốc gia Thái Lan, chia sẻ nhiều người cho rằng tiêm 2 liều vaccine là đủ để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2 và không muốn tiêm thêm. Đặc biệt, khi biến thể Omicron chiếm ưu thế, tỷ lệ chấp nhận tiêm liều tăng cường vẫn chỉ 40%.
Việc tiêm liều tăng cường tạo ra hiệu quả bảo vệ tốt hơn, đặc biệt với nhóm người dễ bị tổn thương.
Mũi vaccine | Phuket | Bangkok | Chiang Mai | Kalasin (Omicron) | ||||
Mũi 1 | Mũi 2 | Mũi 3 | Ngừa nhiễm bệnh | Ngừa nhập viện và tử vong | Ngừa nhiễm bệnh | Ngừa nhiễm bệnh | Ngừa nhập viện và tử vong | Ngừa nhiễm bệnh |
Sinovac | Sinovac | 27% | 90% | 60% | 28% | 97% | 13% | |
AstraZeneca | AstraZeneca | 75% | 93% | |||||
Pfizer | Pfizer | 92% | ||||||
Sinovac | AstraZeneca | 75% | 93% | |||||
Sinovac | Sinovac | AstraZeneca | 94,2% | 100% | 86% | 96% | 99% | 89% |
Sinovac | Sinovac | Pfizer | 82% | 98% | 79% |
Bác sĩ Bruce Mungall, chuyên gia của AstraZeneca (Singapore), cho biết vaccine AstraZeneca và Pfizer đều giúp giảm nguy cơ nhập viện với biến thể Omicron. Tuy nhiên, hiệu quả bảo vệ này giảm 30% sau 6 tháng.
"Không chỉ vậy, hiệu quả của tất cả loại vaccine đều giảm theo thời gian, đặc biệt là với biến thể Omicron. Nếu tiêm vaccine, sau khi bị nhiễm, các triệu chứng bệnh nhẹ hơn, hiệu quả nhất là giảm nguy cơ nhập viện và tử vong", bác sĩ Bruce Mungall nói.