PGS Huỳnh Quyết Thắng được công nhận Giám đốc đại học (nhiệm kỳ 2020-2025). Ảnh: HUST. |
Tại buổi lễ, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao các quyết định quan trọng về công tác nhân sự của Đại học Bách khoa Hà Nội.
Theo đó, Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức lại cơ cấu tổ chức và hoạt động trên cơ sở trường Đại học Bách khoa Hà Nội trước đây theo quy định của Luật Giáo dục đại học năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục đại học năm 2018 cùng quy định pháp luật có liên quan. Cụ thể:
- GS Lê Anh Tuấn được công nhận Chủ tịch Hội đồng đại học (nhiệm kỳ 2020-2025);
- PGS Huỳnh Quyết Thắng được công nhận Giám đốc đại học (nhiệm kỳ 2020-2025);
- TS Bùi Đức Hùng giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng đại học;
- PGS Nguyễn Phong Điền, PGS Huỳnh Đăng Chính, PGS Trần Ngọc Khiêm giữ chức vụ Phó giám đốc đại học;
- ThS Lã Thu Thủy giữ chức vụ Kế toán trưởng đại học;
- PGS Nguyễn Việt Dũng giữ chức vụ Thư ký Hội đồng đại học.
Trước đó, ngày 2/12/2022, thủ tướng có quyết định về việc chuyển trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội.
Đây là trường đại học đầu tiên chuyển từ trường lên đại học sau khi luật Giáo dục đại học 2019 và nghị định 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện luật có hiệu lực từ ngày 2/12.
Theo nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, để được chuyển từ trường đại học lên đại học, các trường phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Trường đại học đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp;
- Ít nhất 3 trường thuộc trường đại học được thành lập theo quy định; ít nhất 10 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ; quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người;
- Trường phải có kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp đối với trường đại học công lập; có sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
Sách về nghề giáo
Nếu độc giả có hứng thú với nghề giáo - một nghề nghiệp đặc biệt và đang trải qua những biến động lớn, mục Giáo dục giới thiệu một số lựa chọn:
Xin được nói thẳng (GS Hoàng Tụy) và Ước vọng cho học đường (GS Huỳnh Như Phương): Cuốn sách của hai nhà giáo tiên phong tại Việt Nam với nhiều suy nghĩ và những trăn trở của hai ông về tương lai nền giáo dục nước nhà.
Nghề giáo qua các tác phẩm thiếu nhi nổi tiếng: Tình thầy trò trong các tác phẩm văn chương nổi tiếng khiến độc giả cảm động bởi các nhân vật đã làm được những việc lớn lao, vượt xa chức trách của một giáo viên