Thức dậy từ khá sớm, tôi có mặt tại cảng cá nhỏ thuộc thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. |
Không phải lúc nào cảng cá cũng đông vui, nhộn nhịp như hôm nay. Theo ngư dân tại đây, chỉ vào các ngày 13,14,15 Âm lịch, thuyền cá mới về. |
Khác với các cảng cá lớn, cảng cá Long Hải không có cầu cảng đồ sộ với những chiếc tàu lớn đậu san sát. Nơi đây chỉ là khoảng đất trống khá rộng và nằm ngay mép nước biển. |
Hàng tháng khi tàu cá về, khoảng đất ấy bỗng trở nên nhộn nhịp, đông đúc, thuyền về mang theo cơ man cá mú. Người dân hồ hởi lấy cá về phân loại, cân ký sao đó chuyển ra chợ bán. |
Cảng cá họp rất sớm, chỉ chừng 3-4h, người dân bến cá đã mang đèn ra bãi để chờ thuyền tàu báo tín hiệu và bắt đầu một ngày làm việc mới. |
Tuy công việc có cực nhọc, vất vả, mồ hôi có thấm ướt lưng áo, người dân luôn vui vẻ, với nụ cười luôn nở trên môi. Từng nhóm nhỏ làm việc cùng nhau rôm rả với những câu chuyện thường nhật. |
Ở đâu đó góc cảng, đá bào cũng đã sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của mình, giúp cho những mẻ cá tươi ngon nhất. |
Hơi lạnh của đá bốc lên tạo thành những làn sương bồng bềnh, để khi ánh nắng ban mai xuyên qua tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp, bình dị mà nên thơ. |
Khi những người đàn ông vận chuyển cá từ thuyền vào bờ, phụ nữ hồ hởi phân loại cá để sẵn sàng vận chuyển đến chợ nguồn hải sản phong phú và tươi ngon nhất. |
Vùng màu đỏ là nơi có cảng cá Long Hải nằm ở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
|
Rời Long Hải lúc mặt trời bắt đầu tỏ rạng, 8h, tôi có mặt tại làng chài nhỏ thuộc thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. |
Cũng vẫn bằng không khí hồ hởi, khẩn trương đó, ngư dân Phước Hải luôn tay đón những mẻ cá tươi ngon vào bờ. |
Không giống như trước đây, tàu thuyền đậu sát bờ rồi chuyển hải sản xuống. |
Cư dân Phước Hải xưa nay sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá. Đây cũng là một trong những làng chài lâu đời nhất của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. |
Với nghề cá lâu đời, cái vất vả như đè nặng lên đôi vai của ngư dân. Những đứa trẻ ở đây không ngủ nướng hay mải mê đồ chơi điện tử như trẻ em thành phố. Chúng dậy sớm, phụ giúp gia đình với công việc nặng nhọc không kém người lớn. |
Ngư dân thường ra biển lúc 2h và trở về từ 5-8h. Khi đó, cả khu vực bến tàu nhộn nhịp tiếng nói cười, mua bán... |
Đa số hải sản thu về sẽ được chở ra chợ đầu mối. Bên cạnh đó, một số tiểu thương ra tận cảng cá để thu mua cho được mẻ cá tươi ngon nhất. |
Cường độ công việc lúc nào cũng gấp gáp, vội vàng. Mọi thứ đều diễn ra chóng vánh trong vài tiếng buổi sáng với mục đích đưa hải sản ra chợ kịp thời. |
Ngoài bãi biển đẹp và hải sản tươi ngon, nước mắm và khô cá cũng là đặc sản của Phước Hải. |
Vùng màu đỏ là nơi có cảng cá Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. |
Đừng bỏ lỡ cơ hội đóng góp vào tập ảnh lưu giữ những gì tươi đẹp nhất, thân thương nhất và đáng tự hào nhất về đất nước với cuộc thi "Dấu ấn Việt Nam" do Zing.vn tổ chức. Không chỉ là cuộc thi để chia sẻ hình ảnh, Zing.vn mong muốn mọi người biết thêm nhiều điều mới mẻ về mảnh đất nơi mình sinh ra, lớn lên và thuộc về.
Cuộc thi diễn ra từ ngày 28/7/2017 đến ngày 20/9/2017. Trong đó, thời gian nhận bài dự thi từ ngày 28/7 đến hết ngày 28/8; thời gian công bố kết quả từ 2/9 đến 5/9. Mỗi thí sinh có thể gửi nhiều bài dự thi cho cả 2 thể loại.
Bài dự thi có thể chụp bằng máy ảnh, điện thoại di động hoặc các thiết bị kỹ thuật số khác. Cuộc thi chỉ có duy nhất vòng thi trực tuyến (online). Ảnh dự thi có dung lượng tối thiểu 2 MB, kích thước tối thiểu 1.920 megapixel theo chiều ngang. Dung lượng tối đa là 8 MB, kích thước tùy ý. Lưu ý: Thí sinh nộp lại ảnh gốc trong trường hợp trúng giải
Giải thưởng do Ban giám khảo chấm:
- Ảnh đơn: Giải Nhất (1 giải): 15 triệu đồng (tiền mặt)
Giải Nhì (1 giải): 10 triệu đồng (tiền mặt)
- Bộ ảnh (7 ảnh): Giải Nhất (1 giải): 20 triệu đồng (tiền mặt)
Giải Nhì (1 giải): 10 triệu đồng (tiền mặt)
Giải Độc giả bình chọn
Giải bài dự thi được bình chọn (vote, share. 1 share = 10 vote) nhiều nhất: 10 triệu đồng (tiền mặt)
Người nhận giải tự thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. Đối tượng dự thi là những người yêu thích nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp trong và ngoài nước, không phân biệt đối tượng, lứa tuổi.
Đảm nhiệm vai trò giám khảo cho cuộc thi là nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Thanh (Báo Vietnam News), nhiếp ảnh gia Lê Thế Thắng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Hải Thịnh và ông Nguyễn Hoàng Hà - Trưởng ban Ảnh Zing.vn. Để tham gia cuộc thi “Dấu ấn Việt Nam”, độc giả truy cập tại đây