Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Hồ nào lớn nhất Hà Nội?

Theo sách "100 kỳ quan thiên nhiên Việt Nam", hồ lớn nhất Hà Nội có diện tích mặt nước lên tới hơn 500 ha.

Ho Ha Noi anh 1

Câu 1: Danh thắng nào được mệnh danh "viên ngọc quý của thủ đô Hà Nội"?

  • Hồ Gươm
  • Vườn quốc gia Ba Vì
  • Văn Miếu - Quốc Tử Giám
  • Hồ Tây

Theo Cổng thông tin điện tử thủ đô Hà Nội, Hồ Gươm được xem là "viên ngọc quý của thủ đô", một danh thắng, di tích quan trọng mang nhiều dấu ấn lịch sử. Với 130.000 m2 mặt nước và 32.250 m2 diện tích cây xanh ven hồ, Hồ Gươm còn là cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và là hồ điều hoà của trung tâm Hà Nội.

Ho Ha Noi anh 2

Câu 2: Hồ tự nhiên nào có diện tích lớn nhất Hà Nội? 

  • Hồ Thủ Lệ
  • Hồ Giảng Võ
  • Hồ Tuy Lai
  • Hồ Tây

Theo sách 100 kỳ quan thiên nhiên Việt Nam, với diện tích mặt nước lên tới hơn 500 ha, Hồ Tây là hồ tự nhiên có diện tích lớn nhất của thủ đô Hà Nội.

Ho Ha Noi anh 3

Câu 3: Tên của hồ tự nhiên ở Hà Nội?

  • Hồ Thành Công
  • Hồ Ngọc Khánh
  • Hồ Hoàng Cầu
  • Cả 3 đáp án trên

Hà Nội có tới hơn 20 hồ nước lớn nhỏ khác nhau. Cả 3 hồ trên đều nằm trong lòng thủ đô. Hồ Thành Công và Ngọc Khánh thuộc quận Ba Đình; hồ Hoàng Cầu thuộc quận Đống Đa.

Ho Ha Noi anh 4

Câu 4: Tên cũ của Hồ Gươm ngày xưa?

  • Hồ Tây
  • Hồ Trúc Bạch
  • Hồ Lục Thủy
  • Hồ Thiền Quang

Hà Nội nổi tiếng bởi loài rùa Hồ Gươm trước đây từng sinh sống. Hồ Gươm còn có tên gọi khác là Hồ Hoàn Kiếm, tên cũ ngày xưa là hồ Lục Thủy.

Ho Ha Noi anh 5

Câu 5. Trong lịch sử, Hồ Gươm là phân nhánh của sông nào?

  • Sông Hồng
  • Sông Đà
  • Sông Đuống
  • Sông Thương

Cách đây khoảng 6 thế kỷ, dựa theo bản đồ thời Hồng Đức (vua Lê Thánh Tông), phần lớn xung quanh kinh thành khi ấy là nước. Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối. Tiếp đó, nó đổ ra nhánh chính của sông Hồng. Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên Hồ Hoàn Kiếm hiện nay.

Ho Ha Noi anh 6

Câu 6. Tháp rùa ở Hồ Gươm được xây dựng từ thời nào?

  • Trần
  • Hậu Lê
  • Tây Sơn
  • Nguyễn

Tháp rùa nằm ở trung tâm hồ, được xây dựng khoảng từ giữa năm 1884 đến giữa năm 1886, trên gò Rùa. Tháp hình chữ nhật, tầng một dài 6,28 m, rộng 4,54 m; tầng hai dài 4,8 m, rộng 3,64 m; tầng ba dài 2,97 m, rộng 1,9 m.

Ho Ha Noi anh 7

Câu 7. Danh sĩ nào có công xây dựng cầu Thê Húc ở Hồ Gươm?

  • Nguyễn Văn Siêu
  • Cao Bá Quát
  • Hồ Xuân Hương
  • Đoàn Thị Điểm

Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng năm 1865. Tên của cầu có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm".


Ho Ha Noi anh 8

Câu 8: Công trình nào ở Hồ Gươm thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn?

  • Đền Ngọc Sơn
  • Đền Bà Kiệu
  • Đền Thủy Tạ
  • Tháp Hòa Phong

Đền Ngọc Sơn nằm ở phía Bắc hồ, xưa có tên là Tượng Nhĩ (tai voi). Sau này, vua Lý Thái Tổ đặt tên là Ngọc Tượng, đến đời Trần thì đảo được đổi tên là Ngọc Sơn. Đền Ngọc Sơn thờ thần Văn Xương, là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Người dân thủ đô tận hưởng không khí mát mẻ chiều cuối tuần Nhiều người dân Hà Nội đổ ra hồ Tây tận hưởng không khí mát mẻ khi bộ phận không khí lạnh từ phía bắc tràn về, chiều 29/9.

'Trạng Me đè trạng Ngọt' và chuyện quyết đỗ đầu để lấy vợ xinh

"Trạng Me đè Trạng Ngọt" là câu chuyện được lưu truyền trong sử Việt nhiều thế kỷ qua, liên quan Nguyễn Giản Thanh (làng Me) và Hứa Tam Tỉnh (làng Ngọt).

Nguyễn Thanh Điệp

Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Hà Nội, sách “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể Thăng Long – Hà Nội”

Bạn có thể quan tâm