Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hồ Quỳnh Hương là bí mật số 2 của Hà Dũng

"Dù bất cứ lúc nào em cần, anh cũng tận tình giúp đỡ…" là câu nói của vị "đại gia" khiến giọng ca "Em nhớ anh vô cùng" mang ơn suốt đời.

Hồ Quỳnh Hương là bí mật số 2 của Hà Dũng

"Dù bất cứ lúc nào em cần, anh cũng tận tình giúp đỡ…" là câu nói của vị "đại gia" khiến giọng ca "Em nhớ anh vô cùng" mang ơn suốt đời.

>>Hà Dũng dự liveshow Hồ Quỳnh Hương
>>Hồ Quỳnh Hương quay lại với Hà Dũng?

Hồ Quỳnh Hương là bí mật số 2 của Hà Dũng

Hà Dũng.

Nhắc đến tên người đàn ông đào hoa này, nhiều người thường quan tâm đến những mối tình với các "chân dài", sự giàu có, "số phận" của hãng hàng không Indochina Airlines - hãng hàng không tư nhân đầu tiên đi vào hoạt động tại Việt Nam mà ông chính là chủ và sáng lập…

Gánh chịu sự khủng hoảng kinh tế chung, Indochina Airlines buộc phải dừng bay vào cuối tháng 10/2009, sau gần một năm cất cánh. Những thông tin về nợ nần của hãng hàng không này liên tục xuất hiện trên các mặt báo. Người ta thấy nhạc sĩ Hà Dũng cũng ít xuất hiện hơn. Có những lời đồn ông chán nản, mỏi mệt, đang ẩn mình, cũng có lời đồn ông đang âm thầm gầy dựng lại Indochina Airlines… Nhưng ít ai biết: Những bạn bè, người quen của ông, hàng ngày, vẫn kể về tấm lòng của ông dành cho họ.

Bài viết này xin kể với độc giả 7 câu chuyện mà ít ai biết về nhạc sĩ - doanh nhân Hà Dũng, hoặc là đã từng nghe kể nhưng chưa tường bản chất của sự việc. Viết bài này, người viết cũng không nằm ngoài mong muốn đó, mang "một tấm lòng" đặt giữa "vạn tấm lòng", để thấy, trong thời buổi giới nghệ sĩ ngày nay vàng thau lẫn lộn, chữ "tình" lắm khi bị người ta mang ra làm cái cớ để được nổi tiếng, để chơi trội, để gây "sốc" thì vẫn luôn tồn tại chữ "tình" chân thật ở đời.

1. Chiếc máy bay Boeing 737 - 800 của hãng hàng không tư nhân Indochina Airlies đã cất cánh chuyến bay đầu tiên trên bầu trời vào lúc 6h55, ngày 25/11/2008, có lẽ sẽ đi vào lịch sử ngành hàng không Việt Nam: Ngành hàng không chính thức được tư nhân hoá.

Tuy là hãng hàng không mới, nhưng với cung cách phục vụ mang phong cách Châu Âu, máy bay đời mới hiện đại (thời điểm đó, Indochina Airlines có hai chiếc Boeing 737 -800, tuổi đời còn rất "trẻ" so với máy bay của các hãng khác: chỉ mới 4 tuổi), Indochina Airlines được đông đảo khách hàng lựa chọn khi vận chuyển, với ghế luôn đạt trên 80%.

Trong giai đoạn đầu ăn nên, làm ra, kinh tế thoải mái, ông chủ của Indochina Airlines - Tổng giám đốc Hà Dũng đã không đắn đo giúp đỡ cho một phó giám đốc thuộc quyền. Ngày đó, trụ sở chính của Indochina Airlines nằm trên tầng 9 của toà nhà Parkson C.T Plaza (quận Tân Bình, TP.HCM) sang trọng, nhiều nhân viên vẫn thường hay kể về câu chuyện này và chính người được giúp cũng xác nhận.

Trước khi về làm phó giám đốc một phòng trực thuộc Indochina Airlines, anh này có một công ty riêng và phá sản. Nợ nần chồng chất, phải lấy đầu này, lấp đầu kia… Đến lúc không còn "lấp" được nữa, anh bị các chủ nợ làm áp lực, thậm chí hăm doạ. Bị dồn vào thế bí, tâm trạng của anh luôn căng thẳng, lo lắng, không thể nào đảm đương cho vai trò phó giám đốc.

Từng biết tính phóng khoáng, nhân hậu của "đại gia" Hà Dũng, anh đã gọi điện thoại cầu cứu. Và lời cầu cứu đã chạm vào con tim ngài Tổng giám đốc của Indochina Airlines. Nhạc sĩ Hà Dũng đã mời anh đến nhà riêng ở đường Bà Huyện Thanh Quan, quận 3 (TP.HCM), ôn tồn hỏi số tiền anh cần để giải quyết dứt điểm những khó khăn. Anh không ngần ngại nói rõ số nợ khổng lồ. Gương mặt không biểu lộ sự lay động, vị đại gia nhẹ nhàng đồng ý giúp không hoàn lại …100.000 USD, tương đương khoảng 2 tỷ đồng vào thời điểm đó, trước sự sửng sốt của anh này.

2. Cuối năm 2009, Indochina Airlines lâm vào khó khăn, nợ nần, nhất là món nợ xăng dầu của Vinapco gần 20 tỷ đồng, phải nhiều lần dừng chuyến bay, cũng là lúc nhạc sĩ Hà Dũng nhận được lời đề nghị của ca sĩ Hồ Quỳnh Hương, nhờ ủng hộ cho chương trình từ thiện, chia sẻ đồng bào miền Trung đang chịu nhiều thiệt hại trong cơn bão số 9.

Hồ Quỳnh Hương là bí mật số 2 của Hà Dũng

Cô ca sĩ đất Quảng này nhớ đến lời của người mà cô luôn quý mến, kính trọng như người thầy: "Dù bất cứ lúc nào em cần, anh cũng tận tình giúp đỡ…" . Và nhạc sĩ Hà Dũng đã tạm gác những lo âu tài chính của Indochina Airlines, bay từ TP.HCM ra Hà Nội từ rất sớm, để tham gia vào chương trình đấu giá từ thiện.

Tại buổi đấu giá, thay vì mua bức tranh 200 triệu đồng như đã hứa với ca sĩ Hồ Quỳnh Hương trước đó, ông đã mua một bức tranh khác, to hơn, với giá gấp đôi, 400 triệu đồng. Mọi người càng ngạc nhiên hơn, thay vì ông mang bức tranh về nhà, ông đã tặng lại ngay bức tranh ấy cho Hồ Quỳnh Hương, với lời nhắn: "Em hãy mang bức tranh này, mang đi đấu giá một lần nữa, lấy tiền giúp người nghèo. Đừng nghĩ ngợi gì, số tiền 400 triệu đồng là số tiền riêng của anh dành dụm được".

Nghe những lời rất chân thật của "người xưa", cũng là người đã giúp đỡ mình từ sự nghiệp ca hát đến những chia sẻ rất đời thường, Hồ Quỳnh Hương chỉ biết rơm rớm nước mắt. Nhưng nếu cô biết những gì diễn ra sau buổi đấu giá từ thiện đó, có lẽ cô sẽ càng trân trọng tấm lòng của Hà Dũng hơn.

Là một người nhiều kinh nghiệm trên thương trường, nhạc sĩ Hà Dũng thừa biết, khi ông bỏ ra 400 triệu để mua một bức tranh, dù với mục đích tốt đẹp đi chăng nữa, cũng dấy lên những "sóng gió" nhất định trong tình hình tài chính đang rất… mệt mỏi của Indochina Airlines. Nhưng với bản tính nhân hậu, muốn chia sẻ những khó khăn cùng đồng bào miền Trung đang trong cơn túng ngặt, ông đã không chút đắn đo. Hôm sau, "nghĩa cử cao đẹp" của nhạc sĩ Hà Dũng đã được hàng loạt các cơ quan truyền thông đưa tin. Chính điều đó đã gây ra rắc rối khó xử cho bản thân vị Tổng giám đốc của Indochina Airlines cũng như nhân viên của hãng hàng không tư nhân này.

Những "chủ nợ" của Indochina Airlines liên tục gọi về phòng kế toán, hối thúc giải quyết nợ tồn đọng, với lý do: "Sếp của các anh chơi ngông quá, mang 400 triệu đồng ra mua một bức tranh, sao nợ nần chưa chịu trả?".

Anh Trí, Trưởng phòng kế toán của Indochina Airlines đã phải rất vất vả giải thích: "Đó là tiền cá nhân của anh ấy, không liên quan gì đến Indochina Airlines cả". Buồn thay cho hai từ "chơi ngông" mà họ gán cho nhạc sĩ Hà Dũng trong trường hợp này, vì việc ông giúp ai đó, chưa bao giờ ông mang ra khoe khoang.

Ông đã từng nói với người viết: "Anh được sinh ra giữa cuộc đời này, chỉ biết mang niềm vui đến cho mọi người và chẳng bao giờ nhớ là mình đã làm gì cho họ".

3. Trong giới nghệ thuật, nhiều người biết tình bạn thân lâu năm của nhạc sĩ Hà Dũng với một nam ca sĩ chuyên hát dòng nhạc trữ tình. Anh ca sĩ này luôn bên ông, kể cả lúc ông thất bại, cũng như lúc trên đỉnh thành công nhất, như lời anh kể: "Đã có những lúc chúng tôi ngồi ở một quán cóc vỉa hè, để thấm thía hết tình bạn, tình đời".

Có những đêm, người ta thấy hai người đàn ông này ngồi cùng nhau trong một quán bar sang trọng, cạnh chai rượu tây, trong tiếng nhạc xập xình. Cả hai đều trầm ngâm, ít nói, nhưng trong sâu thẳm, họ hiểu về nhau rất nhiều.

Theo đuổi dòng nhạc kén người nghe, tiền cát-xê của anh chỉ đủ để trang trải cuộc sống thường ngày ở TP.HCM đắt đỏ, vẫn còn phải ở nhà thuê. Biết khó khăn này của người bạn, nhạc sĩ Hà Dũng đã không ngần ngại, dốc hầu bao, mua tặng cho bạn một ngôi nhà khang trang, với thông điệp: "An cư, lạc nghiệp".

4. Tại TP.HCM, có một quán bar, từ chủ cho đến nhân viên đều dành cho nhạc sĩ Hà Dũng sự quý trọng. Ở quán bar này, có một vị trí bàn, chỉ sau 23 giờ 30 nếu không thấy ông đến, mới cho khách ngồi. Chiếc bàn này được đặt tên là "bàn Hà Dũng". Không phải ông "chơi nổi", chứng tỏ mình là "đại gia" , mua "đứt" vị trí ngồi đó. Cũng không phải vì nhạc sĩ Hà Dũng là vị khách hào phóng, với lời đồn mỗi lần ngồi bar là tốn hàng chục triệu cho tiền rượu ngoại, tiền "poa" em út. Tất cả chỉ là cái tình người, sự kính trọng của chủ quán bar, nhân viên dành cho cách sống của ông, theo đúng quy luật: "Anh đối xử với tôi thế nào, tôi sẽ đối xử với anh lại thế đấy".

Thói quen thư giãn, tìm vui ở quán bar, phòng trà của vị nhạc sĩ cũng là đề tài để nhiều người mang ra bàn luận. Có đêm, ông đi vài quán bar, phòng trà và chỉ dừng lại lâu ở một nơi nào đó mà ông cảm thấy thoải mái. Ai thân thiết với ông, đều biết ông uống rất ít rượu, chủ yếu là nhấm nháp và thường ngồi im lặng, nghe nhạc. Tuy là một người có nhiều thăng, trầm trong cuộc đời nhưng không bao giờ thấy tay ông cầm điếu thuốc.

Có lời đồn, nhạc sĩ Hà Dũng từng vào bar, gọi cùng lúc 20 chai rượu ngoại, tổng trị giá bằng thành quả lao động suốt cả năm của một người có thu nhập khá cao. Một lần gặp ông, người viết có hỏi ông về "lời đồn" này, ông đã từng cười vui vẻ, xác nhận: "Anh mua rượu tặng bạn bè, cho vui mà…". Những người bạn của ông, đều biết tính ông phóng khoáng và luôn tìm cách tạo niềm vui cho người khác là vậy.

5. Một lần, "đại gia" Hà Dũng đến thành phố Đà Nẵng công tác và phương tiện đi lại của ông trong thành phố là taxi. Sau khi bàn bạc công việc tại một quán cà phê xong, ông bước đến một trạm taxi cách đó vài bước chân để về lại khách sạn. Người trợ lý theo cùng ông, đã nhờ nhân viên của trạm điều đến một chiếc xe 4 chỗ, với giá "bao" suốt chặng đường.

Khi đến nơi, nhạc sĩ Hà Dũng hỏi anh tài xế: "Bao nhiêu em?". Anh tài xế trả lời: "Dạ, 300 ngàn". Cầm tờ 500 ngàn đồng trên tay, vị đại gia bình thản, nhẹ nhàng: "Lúc nãy, cô nhân viên ở trạm cho anh biết là chỉ có 200 ngàn đồng thôi. Lẽ ra anh sẽ trả cho em 500 ngàn nhưng em đã không trung thực. Em cứ cầm đúng 300 ngàn như ý muốn của em nhé…".

6. Nhạc sĩ Hà Dũng rất thích nuôi chó. Bước vào sân ngôi biệt thự của ông trên đường Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, TP.HCM, khách sẽ nghe những tiếng "gâu…gâu" inh ỏi của trên 20 chú chó cảnh, to, nhỏ, đủ chủng loại: Chihuahua, Bắc Kinh, Spanish Waiter, Becgie, Phú Quốc…

Mỗi khi ông đi đâu về, các chú chó này mừng cuống lên. Đây chính là niềm vui làm cho ông quên hết mệt nhọc, căng thẳng trên thương trường. Ông yêu thương loài vật này vì chúng luôn là người bạn trung thành, mãi mãi chẳng bao giờ biết phản chủ. Rất tình cờ, một ngày ông nhìn thấy đàn chó ủ rũ, không nhanh nhẹn như hàng ngày và ông tìm ra nguyên nhân: Người quản gia đã quên cho chúng ăn. Ông đã rất tức giận và khiển trách người quản gia lâu năm của mình: "Chó là loài vật bần cùng, không thể nào tự xoay sở, kiếm sống được. Bỏ đói chúng như thế là không nhân đạo…".

7. Những lần ngồi uống cà phê cùng ông và nghe ông trò chuyện, tôi có cảm giác như ông không phải là một doanh nhân, một nhạc sĩ mà là một… triết gia, vì ông có phong thái từ tốn, nhẹ nhàng và nói những lời có ý nghĩa sâu sắc.

Một lần, trong tiếng nhạc du dương, nhẹ nhàng của quán cà phê nằm gần thắng cảnh nhà thờ Đức Bà (TP.HCM), ông đột ngột quay sang hỏi: "Anh đố em, từ đây ra nhà thờ Đức Bà bao xa?". Tôi rất ngạc nhiên, đáp: "Dạ, khoảng 100 mét. Sao anh hỏi vậy?". Ông cười hiền hậu: "Đoạn đường tuy ngắn, nhưng rất xa và chông chênh với người nghệ sĩ. Một người bình thường có thể đi từ đây ra đó rất nhanh và dễ dàng. Nhưng với người nghệ sĩ thì khác, trên con đường đang đi, có thể họ gặp bạn bè, dừng lại trò chuyện, đôi khi quên mất cả mục đích cần đến nhà thờ Đức Bà của mình…".

Thoáng chút trầm ngâm, ông nói tiếp: "Người nghệ sĩ hay buồn, vui bất chợt, làm việc theo cảm hứng. Em làm báo, khi viết về nghệ sĩ, phải hiểu và thông cảm cho họ…".

Nhạc sĩ, doanh nhân Hà Dũng từng nhiều lần yêu cầu bạn bè, truyền thông đừng lót hai từ "đại gia" trước tên mình. Nhưng với một số người, ông vẫn mãi mãi là "đại gia tình cảm" trong lòng họ.

Theo Giaoduc

Theo Giaoduc

Bạn có thể quan tâm