Câu 1: Nhân vật nào thuộc “Ngũ hổ tướng Gia Định”?
“Ngũ hổ tướng Gia Định” là danh hiệu người đời đặt cho Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhơn, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Huỳnh Đức, Trương Tấn Bửu. Đây là những nhân vật có công giúp vua Gia Long lập triều Nguyễn. |
Câu 2: Trong “Ngũ hổ tướng Gia Định”, ai từng giữ chức Tổng trấn Gia Định thành?
Trong ngũ hổ tướng Gia Định, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn Huỳnh Đức về sau từng giữ chức Tổng trấn Gia Định thành, cai quản toàn miền Nam. |
Câu 3: Ai được phong là “Đệ nhất ngũ hổ tướng Gia Định”?
Theo sử sách, Đoan Hùng quận công Nguyễn Văn Trương là người được triều Nguyễn phong “Đệ nhất ngũ hổ tướng Gia Định”. |
Câu 4: Ai thuộc "Ngũ hổ tướng Gia Định" xuất thân từ thái giám?
Lê Văn Duyệt là hổ tướng duy nhất của Gia Định và các triều Nguyễn xuất thân từ thái giám. Ông sinh năm 1763 tại Định Tường (Nam Bộ), sau theo phò Nguyễn Ánh, lập được nhiều chiến công, trở thành công thần nhà Nguyễn. |
Câu 5. “Ông phúc tướng” là biệt hiệu của ai?
“Ông phúc tướng” là biệt hiệu quân sĩ nhà Nguyễn đặt cho Nguyễn Văn Trương (1740-1810). Ông sinh ra ở xã An Lý, huyện Lễ Dương, nay là xã Bình Phú, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, sau chuyển vào Nam Bộ sinh sống. Nguyễn Văn Trương nổi tiếng là người thấu tình đạt lý. |
Câu 6. Hổ tướng triều Nguyễn nào bị kết án sau khi qua đời?
Lê Văn Duyệt là công thần duy nhất của triều Nguyễn bị vua Minh Mạng kết tội sau khi ông qua đời. |
Câu 7. Lê Văn Duyệt từng tử hình bố vợ của vua nào?
Trong thời gia làm Tổng trấn Gia Định, Lê Văn Duyệt từng xử tử bố vợ của vua Minh Mạng là Phó tổng trấn Gia Định Huỳnh Công Lý vì tội tham nhũng 30.000 quan tiền. Theo các nhà nghiên cứu, đây là một trong những nguyên nhân tạo nên hiềm khích với nhà vua, khiến ông phải chịu án oan sau khi qua đời. |
Câu 8. “Kiến Xương Quận công” là danh hiệu của hổ tướng nào?
Kiến Xương Quân công là danh hiệu triều Nguyễn ban cho hổ tướng Nguyễn Huỳnh Đức (1748-1819), người có công giúp vua Gia Long lập nên triều Nguyễn sau khi ông qua đời. |