Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Học làm phim ở quê hương 'Chúa tể của những chiếc nhẫn'

Là quê hương của nhiều đạo diễn, diễn viên nổi tiếng và cũng là bối cảnh của những bộ phim kinh điển, New Zealand vừa thu hút, vừa cung cấp nhân tài cho ngành điện ảnh thế giới.

Sinh viên ngành phim ở New Zealand sẽ học gì? Sinh viên sẽ được học kỹ năng điện ảnh từ các dự án, mô hình thực tế và những bậc thầy làm phim ở New Zealand.

New Zealand là quê hương của không ít tài năng trong ngành điện ảnh như đạo diễn Peter Jackson (Chúa tể của những chiếc nhẫn), đạo diễn Niki Caro (Người cưỡi cá voi), hay nữ diễn viên Keisha Castle-Hughes (Game of Thrones).

Đồng thời, nơi đây cũng được xem là chiếc nam châm hút nhân tài của môn nghệ thuật thứ bảy đến làm việc. Có thể kể đến James Cameron (Avatar), Steven Spielberg (Hồi ức của một Geisha), Barrie Osborne (Chúa tể của những chiếc nhẫn), Ed Zwick (Võ sĩ đạo cuối cùng), hay Peter Webber (Thiếu nữ với chiếc khuyên tai ngọc trai)…

Nhiều bạn trẻ ôm giấc mộng điện ảnh đã xem New Zealand như "miền đất hứa" để học tập và tìm kiếm cơ hội làm ra những bộ phim kinh điển.

Quê hương của những bộ phim kinh điển

Cả thế giới từng sửng sốt khi thấy New Zealand qua những thước phim "Chúa tể của những chiếc nhẫn". Cùng với sự thành công của bộ phim, New Zealand trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng và phim trường mới cho ngành công nghiệp điện ảnh thế giới.

hoc lam phim o New Zealand anh 1
Đây chính là hình ảnh ngoài đời ngôi làng của người lùn Hobbit trong phim "Chúa tể của những chiếc nhẫn". 

Đặc biệt, sau khi Công ty Weta Digital ở Wellington (New Zealand) nhiều lần đoạt giải Oscar cho hiệu ứng hình ảnh xuất sắc, ngành làm phim của New Zealand đã tiến ngày một xa hơn trên trường quốc tế.

Thậm chí, thành phố Wellington - thủ đô kịch nghệ của New Zealand - còn được gọi bằng cái tên Wellywood, tương tự kinh đô điện ảnh Hoollywood. Thành phố này giống như thung lũng silicon về sản xuất phim và công nghệ phía sau màn ảnh. Các phim bom tấn được sản xuất có thể kể đến "Avatar", "King Kong", loạt phim "Chúa tể của những chiếc nhẫn" và "Người Hobbit".

Hiện nay, các nhà làm phim chọn New Zealand là nơi để quay những thước phim tái hiện rừng rậm Amazon, những thị trấn nhỏ của châu Mỹ, hình ảnh Hy Lạp cổ đại, những ngôi làng Nhật Bản thế kỷ 19…

Sau những thành công trên, New Zealand trở thành "miền đất hứa" của những người yêu điện ảnh và công nghệ làm phim. Nhiều sinh viên quốc tế chọn New Zealand để học, thực hành làm phim và tìm kiếm cơ hội cộng tác với những đạo diễn, nhà làm phim xuất sắc trên thế giới.

hoc lam phim o New Zealand anh 2
Sinh viên được học về điện ảnh với những công nghệ tiên tiến nhất. Ảnh: ENZ.

Nhà sản xuất của phim "Cỗ máy tử thần" ra mắt năm 2018, lý giải chọn New Zealand bởi họ biết rằng có thể tuyển dụng lứa nhân tài trẻ. Đặc biệt, nguồn nhân lực này khiến họ an tâm nhờ chất lượng đào tạo của các khóa học hàng đầu thế giới.

Rất nhiều trường đại học tại đây cung cấp các khoá học cho các bạn trẻ muốn thử sức trong ngành làm phim. ĐH Waikato, ĐH Victoria Wellington, ĐH Auckland, ĐH Massey và ĐH Otago là những ví dụ.

Cơ hội làm sản phẩm bom tấn khi còn là sinh viên

Ở New Zealand, sinh viên được học cách làm điện ảnh từ những người giỏi. Họ được cộng tác với các chuyên gia thông qua dự án, phim trường thực tế. Điều này không chỉ giúp họ rèn kỹ năng, mà còn là cơ hội nghề nghiệp vô giá.

Sinh viên ngành làm phim ở New Zealand thường có cơ hội được thực hành cùng Peter Jackson, đạo diễn của bộ phim "Người Hobbit", "Chúa tể của những chiếc nhẫn", "Cuộc phiêu lưu của Tintin".

Bạn trẻ cũng có cơ hội được làm việc trong công ty hiệu ứng hình ảnh lớn nhất thế giới - Weta Workshop. Andrew Adamson, đạo diễn loạt phim ăn khách "Shrek", Biên niên sử Narnia" cũng là cái tên thường gặp của sinh viên ở đây.

Hening - du học sinh người Trung Quốc tại Wellington - đã có cơ hội như vậy khi anh được chọn làm người thiết kế cho phim "Cỗ máy tử thần".

hoc lam phim o New Zealand anh 3
Hening cảm thấy may mắn khi được góp tay vào bộ phim "Cỗ máy tử thần". Ảnh: ENZ.

"Đội ngũ hình ảnh của phim hành động giả tưởng "Cỗ máy tử thần" đã liên hệ trường của tôi để tìm người có thể thiết kế. Giảng viên khuyến khích nộp hồ sơ và cuối cùng tôi đã được nhận. Trước đó, tôi có kinh nghiệm trong một vài dự án thực tế nên có thể bắt nhịp nhanh với công việc ở đoàn làm phim", Henning kể lại.

Dù đã được học ngành thiết kế phim ở Trung Quốc nhưng Henning cho biết anh cảm thấy trình độ của mình thay đổi đáng kể khi học các khóa nâng cao của trường thiết kế Yoobee. Chàng trai này thừa nhận rằng anh chọn New Zealand là nơi để học về làm phim do ảnh hưởng từ sự thành công của "Chúa tể của những chiếc nhẫn" và "Người Hobbit".

New Zealand hiện là quốc gia sở hữu nền giáo dục đẳng cấp thế giới:

- Quốc gia nói tiếng Anh dẫn đầu toàn cầu về chỉ số giáo dục chuẩn bị cho tương lai.

- Cả 8 trường đại học đều nằm trong top 3% các trường đại học tốt nhất thế giới.

- Cơ hội visa làm việc đến 3 năm sau khi tốt nghiệp cho sinh viên quốc tế.

Thông tin về giáo dục New Zealand, vui lòng tìm hiểu thêm tại đây.

Du học sao cứ phải đến nước lớn, chọn trường nổi tiếng?

Kinh nghiệm trong thời gian học tập, sinh sống và làm việc ở nhiều quốc gia giúp Lê Tâm, du học sinh tại New Zealand, có những suy nghĩ khác biệt trong việc chọn trường.

Thanh Thanh

Bạn có thể quan tâm