![]() |
Sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: VNU. |
12 trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố học phí dự kiến năm học 2025-2026, áp dụng với khóa tuyển sinh 2025.
Trong đó, Đại học Giáo dục có mức thu thấp nhất, dự kiến 14,1 triệu đồng/năm học, áp dụng với các ngành ngoài sư phạm. Học phí dự kiến toàn khóa là 73 triệu đồng/sinh viên. Sinh viên các ngành sư phạm sẽ được Nhà nước hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí theo Nghị định 116/2020.
Trong khi đó, các chương trình liên kết nước ngoài có mức học phí cao hơn. Trường Quản trị và Kinh doanh đang thu mức học phí cao nhất 130 triệu đồng/năm học đối với chương trình cử nhân Kinh doanh (chuyên ngành kép Marketing và Phân tích kinh doanh).
Tại trường Quốc tế, chương trình Quản lý do Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Keuka (Mỹ) cùng cấp bằng cũng có mức học phí cao - 112,7 triệu đồng/năm học.
Học phí dự kiến của 12 trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, áp dụng với sinh viên khóa tuyển sinh 2025 như sau:
TT | Trường | Học phí năm học 2025-2026 |
1 | Đại học Khoa học Tự nhiên | 16,9-38 triệu đồng |
2 | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn | 16,9-33 triệu đồng |
3 | Đại học Công nghệ | 34-40 triệu đồng |
4 | Đại học Ngoại ngữ | 16,9-65 triệu đồng |
5 | Đại học Kinh tế | 31,5-100,3 triệu đồng |
6 | Đại học Giáo dục | 14,1 triệu đồng |
7 | Đại học Việt Nhật | 25-58 triệu đồng |
8 | Đại học Y Dược | 62,2 triệu đồng |
9 | Đại học Luật | 27,03-31,8 triệu đồng |
10 | Trường Quốc tế | 39,75-112,7 triệu đồng |
11 | Trường Quản trị và Kinh doanh | 40-130 triệu đồng |
12 | Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật | 30,4-33,8 triệu đồng |
Những năm tiếp theo, học phí của các trường có thể tăng theo lộ trình quy định của Nhà nước. Một số trường như Đại học Việt Nhật cam kết không tăng học phí trong toàn khóa học nếu sinh viên hoàn thành đúng kế hoạch đào tạo chuẩn.
Ngoài thông báo học phí, các trường cũng thông báo các chương trình học bổng để hỗ trợ sinh viên.
Năm 2025, 12 trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh gần 20.300 chỉ tiêu đại học chính quy. Trong đó, Đại học Công nghệ tuyển nhiều nhất với 3.900 sinh viên, tiếp đến là Đại Khoa học Xã hội và Nhân văn với 2.650 chỉ tiêu.
Ngoài ra, Đại học Quốc gia Hà Nội còn tuyển 1.500 chỉ tiêu hệ vừa học vừa làm và 810 chỉ tiêu bằng kép.
12 trường sẽ tuyển sinh bằng các phương thức: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GD&ĐT và quy định của đại học; xét kết quả thi tốt nghiệp THPT; xét điểm thi đánh giá năng lực HSA.
Ngoài ra, các đơn vị có thể sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức; sử dụng điểm SAT, A-Level, ACT. Các đơn vị có ngành/chương trình đào tạo đặc thù có thể tuyển sinh bằng điểm thi năng khiếu/phỏng vấn - kết hợp học bạ/kết quả thi tốt nghiệp THPT/kết quả thi đánh giá năng lực/chứng chỉ quốc tế/chứng chỉ ngoại ngữ...
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.