Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Học sinh giỏi tỉnh môn Lịch sử không được ưu tiên ở các ngành kinh tế?

Với các phương thức xét tuyển sớm của một số trường đào tạo ngành kinh tế, thí sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử thường không được ưu tiên.

Học sinh cho rằng nên dành thêm sự ưu tiên cho các thí sinh đoạt giải cấp tỉnh môn Lịch sử khi xét tuyển vào các trường đào tạo khối ngành kinh tế. Ảnh: VTC.

Tại Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp diễn ra ở Hà Nội, một em học sinh lớp 12 đã đặt câu hỏi liên quan đến ưu tiên cộng điểm trong phương thức xét tuyển học bạ.

Theo em này tìm hiểu, hiện nay, nhiều trường đào tạo khối ngành kinh tế không dành sự ưu tiên đối với học sinh đoạt giải cấp tỉnh môn Lịch sử.

Trong khi đó, em này cho rằng thứ nhất, Văn, Sử, Triết bất phân. Nếu các trường đào tạo khối ngành kinh tế có ưu tiên cho thí sinh đoạt giải môn Văn cấp tỉnh, nên chăng môn Lịch sử cũng phải có ưu tiên để công bằng.

Thứ 2, theo học sinh này, người làm kinh tế đôi khi cũng cần đến chính trị, trong đó, lịch sử cũng là một phần của chính trị.

Thứ 3, Lịch sử là môn khoa học xã hội, cũng phải tư duy giống bất kỳ môn học nào.

"Các trường có suy nghĩ gì về vấn đề trên, liệu có nên dành thêm sự ưu tiên cho thí sinh có giải cấp tỉnh môn Lịch sử khi xét tuyển vào các trường đào tạo khối ngành kinh tế", học sinh đặt câu hỏi.

Trả lời vấn đề trên, PGS.TS Nguyễn Đào Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Tài chính, cho biết đề án tuyển sinh từng trường khác nhau, rất nhiều trường vẫn sử dụng giải cấp tỉnh môn Lịch sử để xét tuyển, tùy thuộc vào đặc điểm từng ngành để áp dụng.

"Hiện tại, Bộ GD&ĐT đã cho các trường tự chủ trong việc sắp xếp các tổ hợp xét tuyển phù hợp với từng ngành nghề. Điều này rất quan trọng, chỉ các trường mới đánh giá được phù hợp hay không", PGS.TS Nguyễn Đào Tùng cho biết.

Theo ông Tùng, hiện các ngành tuyển sinh của Học viện Tài chính cũng chưa áp dụng ưu tiên đối với giải cấp tỉnh môn Lịch sử bởi theo quy định, các tổ hợp xét tuyển phải có liên quan chuyên ngành.

Ông Tùng cho rằng ý kiến của học sinh có phần đúng, khi kinh doanh chúng ta phải biết về văn hóa, lịch sử. Vì vậy thời gian tới, Học viện Tài chính có thể sẽ nghiên cứu ngành/chuyên ngành kinh tế có liên quan đến môn học này.

Đồng quan điểm, PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Đại học Ngoại thương, cho biết các trường đại học tự chủ trong tuyển sinh, vì vậy, các trường sẽ xây dựng chính sách theo quan điểm tiếp cận, lựa chọn đầu vào phù hợp với các chương trình đào tạo.

"Riêng với Đại học Ngoại thương, việc xét giải tỉnh/thành phố là một trong những phương thức xét tuyển sớm vào trường. Nhà trường xác định các tổ hợp xét tuyển phù hợp với đối tượng học cho các chương trình đào tạo. Hiện nay, môn Lịch sử chưa nằm trong tổ hợp xét tuyển nào của trường", bà Hiền cho biết.

Theo bà Hiền, ý kiến của em học sinh trên sẽ được các trường đào tạo khối ngành kinh tế xem xét, cân nhắc cho các năm tới.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Các trường quân đội dự kiến sơ tuyển trước 20/5

17 trường quân sự tuyển sinh hệ đại học năm 2023 theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, thời gian sơ tuyển dự kiến từ cuối tháng 3 đến trước 20/5.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm