Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Học sinh làm núi lửa nhân tạo trong phòng thí nghiệm mùa dịch

Nhờ ý tưởng sáng tạo của giáo viên, nhiều học sinh Mỹ trở thành nhà khoa học nhí. Các em thực hiện thí nghiệm tại nhà phục vụ môn Khoa học.

Trong thời gian nghỉ học vì dịch Covid-19, cô Avri DiPietro, giáo viên môn khoa học tại bang Texas, Mỹ, yêu cầu học sinh lớp 6 thực hiện thí nghiệm khoa học tại nhà có tên gọi “túi ợ", theo New York Post.

Thí nghiệm yêu cầu các em cho giấm và baking soda vào một chiếc túi, cô khuyến cáo nên thực hiện ở sân sau hoặc nhà bếp. Thí nghiệm thành công nếu như axit trong giấm tiếp xúc với natri bicarbonate, giải phóng khí gas ra ngoài, phát ra những âm thanh gần giống tiếng ợ to vang khắp vùng núi Texas.

Hoc sinh lam 'tui o' anh 1

Cô Elizabeth Birmingham, giáo viên môn Khoa học tại trường tiểu học ở Glendora, bang California, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học trực tuyến. Ảnh: Reuters.

Phương pháp này được xem như “vũ khí bí mật" của cô trong giảng dạy, giúp các em thích thú với môn học hơn trong điều kiện không thể đến trường do dịch bệnh.

Cô DiPietro cho biết: "Tôi muốn các em yêu thích môn Khoa học, có cơ hội làm thí nghiệm tại nhà để khám phá thêm. Nó cũng thúc đẩy giáo viên chúng tôi sáng tạo hơn trong dạy học".

Do dịch bệnh, giáo viên ở Mỹ phải chuyển sang dạy học online. Hầu hết bang đóng cửa trường học. Việc này đặt ra thách thức cho các nhà giáo phải làm sao để việc học không gián đoạn, hỗ trợ học sinh vượt qua thời kỳ khó khăn.

Giáo viên dạy môn Khoa học như cô DiPietro thường giao học sinh thực hiện thí nghiệm đơn giản tại nhà. Cách học hiệu quả này giúp các em không cần đến phòng thí nghiệm ở trường mới làm được.

Dựa trên hướng dẫn của thầy cô, học sinh chuẩn bị vật dụng cần thiết. Các em biến nhà bếp thành phòng thí nghiệm dã chiến để quan sát xem thí nghiệm có cho ra kết quả như giáo viên hướng dẫn không.

“Kiểu bài tập này khiến phụ huynh hiểu nỗi lòng của giáo viên. Họ phải luôn tìm cách để bọn trẻ bận rộn và thực sự hiểu bài”, bà Heather Simpson, một phụ huynh có con trai là học trò cô DiPietro, nói.

Con trai Houstin của bà vừa thực hiện thành công thí nghiệm núi lửa nhân tạo với nước, muối, màu thực phẩm và một cái lọ.

Nhiều học sinh ở nơi khác của nước Mỹ cũng được giao làm thí nghiệm tương tự tại nhà. Học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học Park ở Fairmount tiến hành thí nghiệm “chuyển động của nước" với giấy vệ sinh, màu thực phẩm, nước và vài chiếc cốc.

Trong khi đó, một học sinh khác tỏ ra thích thú khi em hiểu được hiện tượng chất lỏng chảy ngược lên trên trong không gian hẹp - kết quả của thí nghiệm mao dẫn.

Giáo viên của em cho biết: "Xem bọn trẻ thực hiện thí nghiệm, tôi thấy rất vui và thích thú. Điều quan trọng, các em học được nhiều hơn từ việc tự tay thực hiện thí nghiệm. Phương pháp này hiệu quả hơn làm bài đơn thuần trên giấy".

Học sinh của cô Elizabeth Birmingham, giáo viên trường tiểu học ở California, làm thí nghiệm mang tên “lọ đựng mây" với kem cạo râu, nước và màu thực phẩm để mô tả hiện tượng kết tủa và bay hơi. Một thí nghiệm khác sử dụng nho khô làm nguyên liệu cũng khiến các em thích thú khi quan sát ảnh hưởng của khí carbon dioxide lên trái cây chìm trong chất lỏng có ga.

Điều đáng quý nhất mà những thí nghiệm tại nhà này mang lại cho các em học sinh là tinh thần học hỏi, đầu óc khám phá và niềm hứng thú mỗi khi tự tay thực hiện.

Thí sinh quấn chăn làm bài thi trên sân bóng lạnh giá

Do dịch Covid-19, một kỳ thi ở Hàn Quốc được tổ chức trên sân bóng để đảm bảo giãn cách. Hơn 200 thí sinh làm bài trong thời tiết lạnh giá, có người phải quấn chăn.

Nhã Trân

Bạn có thể quan tâm