Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Học sinh Nhật Bản bị cấm mặc áo khoác trong mùa đông

Vi phạm quy định về trang phục của trường là mặc áo nỉ, một nam sinh ở thành phố Hiroshima bị giáo viên bắt cởi ra khi đến lớp. Sau đó, em bị sốt, phải nghỉ học một tuần.

Nam sinh Nhật Bản bị sốt sau khi phải cởi bỏ áo ở trường vì vi phạm quy định. Ảnh minh họa: Keisuke Muneoka.

Sáng 25/1, tuyết rơi dày đặc ở thành phố Hiroshima, được xem là một trong những ngày lạnh kỷ lục. Theo dự báo thời tiết, nhiệt độ cao nhất vào giữa trưa chỉ là 3,1 độ C và thấp nhất là âm 4,2 độ C.

Vì vậy, trước khi đi học, một nam sinh năm 2 trường trung học cơ sở công lập đã mặc thêm một áo nỉ bên ngoài áo đồng phục. Tuy nhiên, khi đến gần cổng trường, em bị một giáo viên chặn lại, nói rằng phải cởi bỏ áo nỉ vì nội quy trường không cho phép, theo NHK.

Nam sinh làm theo và vẫn không mặc lại cho đến khi về nhà. Tối hôm sau, nam sinh này bắt đầu sốt, phải nghỉ học đến ngày 1/2.

Sau sự việc, cha mẹ nam sinh mong muốn nhà trường xem xét sửa lại quy định về trang phục. Trong khi đó, nhà trường cho biết các quy định hiện tại đã cho phép học sinh mặc đủ ấm để chống chọi cái lạnh, trừ những trường hợp có vấn đề về sức khỏe từ trước hoặc tình huống đặc biệt khác.

quy dinh dong phuc Nhat anh 1

Học sinh nhiều trường học tại Nhật Bản phải tuân thủ quy định khắt khe về trang phục. Ảnh minh họa: Pakutaso.

Thông tin học sinh bị ốm sau khi được yêu cầu cởi áo nỉ dường như ngụ ý rằng các quy tắc của trường khiến học sinh không được mặc đủ ấm. Tuy nhiên, quy định về trang phục của trường ghi rõ rằng học sinh được phép mặc áo len, đeo găng tay và khăn quàng cổ. Áo khoác và áo nỉ không có trong danh sách được phép mặc.

Vì vậy, trong mắt giáo viên, vấn đề dường như nằm ở chỗ nam sinh mặc áo nỉ thay vì áo len, điều này là vi phạm quy định. Tuy nhiên, có những ý kiến cho rằng nhà trường nên có những biện pháp xử lý khác thay vì bắt học sinh cởi bỏ áo giữa trời lạnh như vậy.

Sora News 24 nhận định bề ngoài, các trường học yêu cầu học sinh mặc đồng phục vì tin rằng sẽ tạo ra bầu không khí giúp trẻ học tập tốt hơn. Tuy nhiên, việc thực thi các quy định cứng nhắc đến mức dẫn tới việc học sinh phải nghỉ học một tuần có vẻ như không giúp đóng góp vào mục tiêu này.

Tranh cãi

Các quy định về trang phục, tóc tai thậm chí đồ lót nghiêm ngặt của nhiều trường học tại Nhật Bản từ lâu đã trở thành vấn đề gây tranh luận. Những quy định từng được các trường thực hiện trong nhiều năm, với mục đích duy trì sự thống nhất giữa các học sinh.

Giữa tháng 1, hình ảnh một học sinh 17 tuổi đi bộ đến trường ở thành phố Kagoshima trong thời tiết giá lạnh, chỉ mặc bộ đồng phục có cổ dựng đứng khiến nhiều phụ huynh xót xa. Vì sợ giáo viên trách phạt, nam sinh không dám mặc áo khoác và cố gắng chịu cái rét trong chiếc áo len cùng đồ lót dày.

quy dinh dong phuc Nhat anh 2

Một số trường học từng quy định học sinh phải nhuộm tóc đen, mặc nội y trắng. Ảnh minh họa: Nippon.

“Chúng tôi cấm học sinh mặc áo khoác, áo liền quần… Tuy nhiên, điều này không áp dụng với những trường hợp đã được cho phép” là nội dung được viết trong quy định của trường nam sinh này.

Tháng 7/2022, giáo viên một trường học ở Nhật Bản bị chỉ trích sau khi phạt một nữ sinh 14 tuổi phải tự học trong 3 ngày vì em nhổ lông mày, vi phạm quy định nhà trường.

Ngoài quy định trang phục mặc mùa đông, một số trường còn yêu cầu học sinh phải để tóc đen, nhuộm lại nếu có tóc tự nhiên màu sáng, hay mặc đồ lót màu trắng, be nhằm tránh lộ màu sắc dưới quần áo bên ngoài.

Đến tháng 3/2022, quy định về màu tóc mới được các trường ở Tokyo bãi bỏ. Trước đó, bắt đầu từ năm học 2021, 14 trường học ở tỉnh Saga (Nhật Bản) cũng xóa bỏ quy định yêu cầu học sinh mặc đồ nội y màu trắng.

Blogger nổi tiếng Hàn Quốc từng bị đánh đến mức phải bỏ học

Kwak Jun-bin từng bị ép phải bỏ tiền mua đồ ăn vặt cho kẻ bắt nạt, bị đâm compa vào lưng, đến mức anh quyết định nghỉ học, bỏ nhà ra đi.

Sự bùng nổ của webtoon

Nhiều người trẻ xứ châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản, thường kết thúc một ngày với webtoon (truyện tranh số). Thế giới ảo này giúp họ tạm quên đi mệt mỏi mà không tốn thời gian hay tiền bạc. Sự phổ biến ngày càng lớn của webcomic, hay còn gọi webtoon (truyện tranh số), đã có tác động tích cực đáng ngạc nhiên đến ngành xuất bản.

Mai An

Bạn có thể quan tâm