Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Học sinh súc miệng nước giặt giẻ lau: Trách nhiệm của trường ở đâu?

"Việc học sinh bị ép uống nước giặt giẻ lau bảng xảy ra vào tháng 3, đến tháng 4 gia đình mới tình cờ phát hiện. Trách nhiệm của nhà trường ở đâu?", luật sư Tuấn Anh đặt câu hỏi.

Sự việc học sinh bị phạt uống nước giặt giẻ lau bảng và hàng loạt vụ việc liên quan mâu thuẫn giữa giáo viên học sinh thời gian gần đây đặt ra nhiều câu hỏi lớn: Vì sao nhà trường luôn biết sự việc rất muộn? Vì sao học sinh không trực tiếp nêu ý kiến với lãnh đạo trường?

Câu hỏi quan trọng nhất đang được các bậc phụ huynh đặt ra: "Trường học có còn an toàn cho con tôi nữa không?"

Trường thiếu thiết chế giám sát

Qua sự việc học sinh bị cô giáo phạt uống nước giặt giẻ lau bảng, luật sư Trần Tuấn Anh, giám đốc công ty luật Minh Bạch, nêu quan điểm khi sự việc xảy ra mang tính bộc phát, lỗi hoàn toàn thuộc về giáo viên. Nhưng rất lâu sau đó sự việc mới được phát giác, chúng ta phải nhắc đến trách nhiệm của nhà trường.

Gie lau bang anh 1
Trường Tiểu học An Đồng, nơi xảy ra vụ việc phạt học sinh lớp 3 súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng. Ảnh: Song Linh.

Luật sư Tuấn Anh cho rằng nhà trường thiếu các thiết chế giám sát việc dạy và học, cũng như không có phương pháp nắm bắt ý kiến, nguyện vọng của học sinh. Có nhiều học sinh đến lớp với cảm giác lớp học là lãnh địa uy quyền của riêng thầy cô.

Trường Tiểu học An Đồng, với tư cách pháp nhân, phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho nữ sinh bị phạt uống nước giặt giẻ lau bảng. Nếu nữ sinh bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, cô giáo sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Luật sư Tuấn Anh

Cảm giác sợ cô giáo không hẳn là tiêu cực khi nó giúp xây dựng ý thức kỷ luật. Nhiều giáo viên và phụ huynh đồng quan điểm học sinh không biết kính nể giáo viên thì lớp học sẽ "loạn như cái chợ".

Tuy nhiên, khi đã coi lớp học là lãnh địa uy quyền của mình, luật lệ và hình phạt thường được giáo viên đưa ra rất cảm tính, đôi khi phụ thuộc "óc sáng tạo" của mỗi người.

Trước sự việc giáo viên bắt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng, dư luận từng rất bức xúc với những lần giáo viên bắt học sinh quỳ gối, nằm lên bàn rồi đánh bằng thước kẻ.

Trao đổi với Zing.vn, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết quy định về các hình phạt khi học sinh vi phạm đã được nêu rất chi tiết trong các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Nhà trường phải có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn đến toàn bộ đội ngũ giáo viên. 

Cô giáo phạt học sinh súc miệng bằng nước vắt giẻ lau lên tiếng

Cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương khóc, bày tỏ sự hối lỗi của mình về việc phạt học sinh súc miệng bằng nước vắt giẻ lau bảng. Cô giáo này đã bị buộc thôi việc.

Học sinh đang mất lòng tin

Vụ việc cô giáo ép học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng ở trường Tiểu học An Đồng, Hải Phòng, có nhiều điểm tương đồng với vụ cô giáo không giảng bài suốt 3 tháng ở trường THPT Long Thới, huyện Nhà Bè, TP.HCM.

Thứ nhất, sự việc chỉ vỡ lở khi chính học sinh lên tiếng. Thứ hai, học sinh chỉ nói ra sự việc ở một địa điểm khác nằm ngoài nhà trường.

Gie lau bang anh 2
Nhà trường không nắm bắt được tâm tư của học sinh, nhiều em chọn cách bày tỏ ý kiến ở ngoài phạm vi nhà trường.

GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng các tổ chức, đoàn thể trong trường học đã hoạt động kém hiệu quả khiến những mâu thuẫn giữa giáo viên và học sinh bị đẩy ra ngoài phạm vi trường học.

Trong vụ việc cô giáo ép học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng, gia đình nạn nhân chỉ tình cờ biết sự việc khi một người bạn cùng lớp của em đến nhà kể lại. Sự việc xảy ra vào tháng 3 nhưng đến đầu tháng 4 mới "vỡ lở".

Trước đó, vụ việc cô giáo không giảng bài ở TP.HCM kéo dài suốt một học kỳ và chỉ được giải quyết khi một học sinh lên tiếng trong buổi gặp gỡ với lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM.

Như vậy, các giáo viên trong những vụ việc trên đã có thời gian suy nghĩ về hành vi của mình nhưng không chủ động nhận lỗi. Còn về phía nhà trường, các thiết chế giám sát hoàn toàn tê liệt khi không ai biết vụ việc xảy ra.

Học sinh kể lại chuyện bị cô giáo ép súc miệng bằng nước giẻ lau bảng Học sinh lớp 3 cho biết cô giáo ép em uống nửa cốc nước vắt từ giẻ lau bảng.

Cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương, chủ nhiệm lớp 3A5 trường Tiểu học An Đồng, Hải Phòng đã bắt học sinh P.A súc miệng bằng nước vắt từ giẻ lau bảng vì em này nói chuyện riêng. Sự việc xảy ra từ tháng 3/2018. 

Cô Minh Hương rời lớp để đi giặt giẻ lau bảng vào đầu giờ học. Khi quay trở lại, cô Hương thấy lớp mất trật tự, đã vắt nước còn sót lại ở giẻ lau vào cốc và tuyên bố: “Bạn nào mất trật tự sẽ bị cô bắt súc miệng bằng nước giặt giẻ này”. P.A. là người nói chuyện, đã bị cô phạt.

Sau khi xác minh sự việc, hiệu trưởng yêu cầu cô Hương trực tiếp đến gia đình P.A xin lỗi.  Sáng 4/4, ban giám hiệu, hội đồng sư phạm trường Tiểu học An Đồng đã họp và chính thức đưa ra hình thức kỷ luật cảnh cáo trước toàn trường, bỏ công tác chủ nhiệm với cô giáo Minh Hương.

Sau đó, nữ giáo viên bị buộc thôi việc.

Trẻ súc miệng nước giẻ lau: Trường sư phạm vắng môn đạo đức nhà giáo

Theo bà Ninh Thị Hồng, hình phạt của cô giáo ở Hải Phòng khiến trẻ có cảm giác bị đối xử như kẻ thù. TS Vũ Thu Hương cho hay chương trình đào tạo ở trường sư phạm thiếu kỹ năng.


Ngọc Tân

Video: VTC News

Bạn có thể quan tâm