Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm học 2015-2016, cả nước có hơn 4,5 triệu trẻ mầm non, hơn 15 triệu học sinh phổ thông các cấp, gần 350.000 học sinh trung cấp chuyên nghiệp và gần 2,3 triệu sinh viên sinh viên đại học, cao đẳng.
Năm học này, Bộ GD&ĐT đánh giá có nhiều đổi mới. Trong đó, việc đổi mới được áp dụng ngay từ lễ khai giảng: Ngắn gọn, vì học sinh, giảm hình thức.
Trước đó, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ GD&ĐT chọn một ngày khai giảng thống nhất trên toàn quốc với nội dung gọn nhẹ. Phần phát biểu ngắn để dành thời gian tổ chức các hoạt động ý nghĩa đối với thầy, trò.
-
Sáng 5/9, thời tiết thuận lợi cho lễ khai giảng. Từ 6h30, nhiều học sinh ở Hà Nội đã đến trường chuẩn bị cho ngày đầu tiên của năm học mới. Các em mang theo cờ, hoa, bóng bay, được bố mẹ đưa đi khai giảng.
-
Đưa cháu đến trường tiểu học Thành Công B dự lễ khai giảng, bà Nguyễn Thị Thu, 60 tuổi, ở Bà Đình, Hà Nội, cho biết, hai bà cháu dậy từ 6h, ăn sáng và đến trường luôn. Theo bà Thu, nhà trường thông báo lễ khai giảng năm nay sẽ ngắn gọn, tập trung phần đón học sinh lớp 1 và văn nghệ.
-
Đường đến trường của các thầy cô giáo trường nội trú Chiềng Muôn, Sơn La. Năm học mới nào cũng vậy, các thầy cô từ thành phố Sơn La phải lên điểm trường trước 1, 2 ngày để chuẩn bị khai giảng cho học sinh.
-
Theo Tiền Phong, Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm lên sẵn hai phương án đối phó thời tiết đỏng đảnh của mùa thu Hà Nội. Nếu trời nắng, gần 3.000 học sinh của toàn trường sẽ mặc đồng phục, tay cầm cờ xếp hàng dưới sân trường để cùng hàng triệu học sinh trên cả nước hòa vào giây phút linh thiêng chào cờ, hát Quốc ca, nghe đọc thư của Chủ tịch nước. Nếu trời mưa, đội nghi lễ vẫn cử hành lễ chào cờ, hát quốc ca dưới sân khấu có mái che, toàn bộ học sinh đứng kín hành lang để hát hưởng ứng và xem các tiết mục văn nghệ.
“Trường không chọn tổ chức ở hội trường vì muốn toàn bộ học sinh được hưởng niềm vui, không khí ngày khai giảng”, bà Đào Thị Thủy, Phó hiệu trưởng nhà trường nói. Theo bà Thủy, phần lễ ước lượng chưa đầy 1 tiết học (45 phút), toàn bộ các phần khen thưởng cũng sẽ cắt hết. Sau đó, học sinh được liên hoan nhẹ và tham gia các trò chơi, đố vui có thưởng…
-
Tại TP HCM, học sinh cũng được cha mẹ đưa đến trường từ sáng sớm. Nhiều em tranh thủ... ngủ trên xe trên đường đi khai giảng. Ảnh: Trương Khởi.
-
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm học 2015-2016, cả nước có hơn 4,5 triệu trẻ mầm non, hơn 15 triệu học sinh phổ thông các cấp, gần 350.000 học sinh trung cấp chuyên nghiệp và gần 2,3 triệu sinh viên sinh viên đại học, cao đẳng. Năm học này, Bộ GD&ĐT đánh giá có nhiều đổi mới. Trong đó, việc đổi mới được áp dụng ngay từ lễ khai giảng: Ngắn gọn, vì học sinh, giảm hình thức.
-
Năm nay 77 tuổi, thầy Phạm Đình Thắng dành tâm huyết dạy dỗ, chia sẻ cho các em học sinh khiếm thị tại trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) trong suốt 28 năm, dù ông không nhìn thấy gì. Mỗi mùa khai giảng đến, người quản trường đặc biệt này lại hồi tưởng về bao lớp học trò ở ngôi trường của những học sinh không may mắn.
Mắt thầy nay đã nhòe lắm, nhưng trái tim và tấm lòng của ông vẫn luôn rộng mở. Vòng tay thầy luôn nắm chắc để chở che, giúp đỡ những mảnh đời thiếu may mắn bởi tâm nguyện bao năm nay của thầy: “hạnh phúc chính là được sẻ chia”. Một năm học mới lại bắt đầu... Ảnh: Lê Hiếu. Xem thêm tại đây.
-
Phụ huynh mua cờ, hoa cho con dự lễ khai giảng năm học mới. Ảnh: Hoàng Hà.
-
6h30 sáng 5/9, học sinh trường THPT chuyên Bắc Giang đã có mặt đầy đủ, chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới. Năm nay, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân dự lễ khai giảng, chia vui với thầy trò của ngôi trường có nhiều thành tích của tỉnh Bắc Giang
-
Cha và con cùng đi khai giảng tại trường tiểu học Trung Yên, Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà.
-
Trong khi học sinh chuẩn bị cho lễ khai giảng, phía ngoài, rất đông phụ huynh hồi hợp chờ đợi. Ảnh: Hoàng Hà.
-
7h30, rất đông phụ huynh đưa con đi khai giảng tại Hà Nội, khiến giao thông ùn ứ. Trước cổng trường tiểu học Chu Văn An, một số phụ huynh để xe trên vỉa hè khiến không còn chỗ đi lại. Ảnh: Hoàn Nguyễn.
-
Tại trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam, phủ khắp sân trường là màu đỏ của cờ hoa. Các bạn trẻ vui mừng gặp lại nhau sau kỳ nghỉ hè dài. Ảnh: Hoàng Anh.
-
Trả lời Zing.vn, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Minh Hiển cho biết, năm học 2015-2016 sẽ tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là triển khai những yêu cầu mới của chương trình - SGK. Tuy chúng ta đang xây dựng chương trình và từng bước triển khai những yêu cầu mới, nhưng những vấn đề đã đúng, được khẳng định thì triển khai ngay không cần đợi chương trình - SGK mới. Đó là những vấn đề trực tiếp liên quan nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông như đổi mới thi, kiểm tra đánh giá, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, dạy theo công nghệ lớp 1… Xem chi tiết tại đây.
-
Tại trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, quận 10, TP HCM, các thầy cô đang hoàn tất các công đoạn chuẩn bị lễ khai giảng. Buổi lễ có sự tham gia của 360 học sinh khiếm thính. Ảnh: Trai Úc.
-
Thầy Trần Đình Phú (trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai) đánh trống khai trường chào đón năm học mới. Ảnh: Thanh Quý
-
Sáng 5/9, thầy và trò trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội, chính thức bước vào năm học mới 2015-2016 bằng lễ khai giảng được tổ chức giản dị nhưng ấm cúng. Trong năm học này, mục tiêu quan trọng nhà trường hướng đến là xây dựng không khí trường học, lớp học dựa trên 12 giá trị sống. Đó là Hòa bình, Tôn trọng, Tình yêu thương, Khoan dung, Trung thực, Khiêm tốn, Hợp tác, Hạnh phúc, Trách nhiệm, Giản dị, Tự do và Ðoàn kết. Ảnh: Anh Yến.
-
Lễ chào cờ tại trường THPT Hà Nội Amsterdam diễn ra nghiêm trang. Hai học sinh vinh dự được cầm cờ là Mai Đặng Quân Anh và Đinh Anh Dũng – cùng đạt Huy chương vàng Olympic Khoa học quốc tế. Toàn trường có 2.800 học sinh tham dự lễ khai giảng hôm nay.
Bà Lê Thị Oanh - Hiệu trưởng trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam cho biết: Trong năm học 2014-2015 vừa qua, trường đã đạt 33 giải thưởng quốc tế và 85 giải thưởng quốc gia. Trong đó, em Nguyễn Thanh Trung Nam đạt nhiều huy chương Olympic quốc tế.
-
Bé Minh Anh hôn mẹ trước khi dự lễ khai giảng ơ TP HCM và giây phút hồi hợp trong giờ khai trường của bé gái ở Hà Nội.
-
Cháu Nguyễn Nam Khánh, lớp 4. Vừa chuyển sang trường mới nên cháu lạ lẫm với bạn bè xung quanh. Ảnh: Hoàng Hà.
-
Tiếng trống khai trường vang lên tại trường tiểu học Trung Yên, Hà Nội. Một năm học mới đã bắt đầu. Ảnh: Hoàng Hà.
-
Các nữ sinh xinh đẹp trường THPT Phan Đình Phùng tranh thủ tạo dáng. Ảnh: Anh Tuấn.
-
7h30, trường THPT Lương Thế Vinh bắt đầu tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2015-2016. Lễ khai giảng chỉ diễn ra trong đúng 30 phút. Các học sinh trong trường khoác trên mình những chiếc áo cờ đỏ sao vàng, xếp thành hình cờ Tổ quốc thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, biển đảo Việt Nam. Ảnh: Mỹ Hằng.
-
Lễ khai giảng sẽ mãi là những kỷ niệm đẹp trong đời học sinh của các em. Ảnh: Hoàng Hà.
-
"Đó là lần đầu tiên mình tham dự lễ khai giảng tại trường phổ thông ở Mỹ. Mình từng nghĩ ở nước ngoài, không khí sẽ khác và nhiều hoạt động lắm. Tuy nhiên, tại ngôi trường mình theo học, buổi lễ khai giảng diễn ra nhanh chóng, không có văn nghệ, ca nhạc. Khi ấy, mình rất nhớ không khí tựu trường vui vẻ ở Việt Nam và chỉ muốn trở về nhà" – nữ du học sinh Vũ Quỳnh Anh nhớ lại.
-
Chị Nguyễn Nga ở Kagoshima, phía nam Nhật Bản, cho Zing.vn biết, khai giảng ở Nhật Bản, mỗi thầy cô khi đứng lên bục phát biểu đều cúi gập người chào lá quốc kỳ và cúi chào các em học sinh trước khi bắt đầu nói. Thầy hiệu trưởng sẽ đại diện cho trường căn dặn các em phải luôn giữ sự lễ phép và tôn trọng mọi người. Bước vào năm học, lời căn dặn này sẽ còn được nhắc lại nhiều lần thông qua các băng rôn treo ở cổng trường.
-
Lễ khai giảng tại Trường tiểu học Lê Ngọc Hân, TP HCM. Ảnh: Hải An.
-
Trong bài phát biểu của mình, thầy Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường Lương Thế Vinh chia sẻ, nền giáo dục của chúng ta đang bắt đầu đổi mới theo xu hướng tiến bộ, tích cực hơn. Theo đó, học sinh muốn thành đạt thì ngoài kiến thức sách vở, họ còn phải thành thạo các kỹ năng xã hội, kỹ năng sống để phát triển toàn diện. Họ cần được trang bị các giá trị chuẩn mực về tính cách, phẩm chất và những đạo đức tốt. Ảnh: Mỹ Hằng
-
Ông Phạm Quang Nghị - Bí thư Thành ủy Hà Nội - đánh trống khai trường tại THPT chuyên Hà Nội Amsterdam. Ảnh: Hoàng Anh.
-
Trên trang cá nhân Facebooker CoCa chia sẻ: "Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường. Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học".
-
Ngày khai giảng của bé. Ảnh: Lê Hiếu.
-
PGS.TSKH Vũ Đình Hòa, người đầu tiên đoạt HCB Toán quốc tế kể lại lễ khai giảng không thể nào quên của ông: Cho đến giờ, lễ khai giảng chính thức và đáng nhớ nhất của tôi là buổi lễ sáng sớm năm nào trong khí lạnh của đầu thu, dưới những vòm cây cổ thụ cao ngất, khi tôi đỗ vào lớp Toán của Trường Năng khiếu đầu tiên của Hà Nội. Không có trống, không có cờ, không có hoa… Chỉ có mỗi mấy lớp chúng tôi cùng đại diện sở GD&ĐT và mấy thầy giáo… Gió năm ấy mát rượi và Hồ Tây xanh ngát mãi trong lòng chúng tôi….”. Xem thêm tại đây.
-
Lễ khai giảng của thầy trò trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội. Ảnh: Anh Tuấn.
-
Nguyễn Minh Hoàng - Phó chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Vương quốc Anh chia sẻ về lễ khai giảng ở trường đại học của Anh: Gọi là lễ khai giảng thì hơi quá, vì phần lễ và hội đều không có gì đáng kể. Chỉ là một buổi tập trung ở hội trường. Sinh viên được phổ biến những thông tin về năm học mới của mình. Sinh viên đến để nhận thông tin nhiều hơn ý nghĩa "đón mừng".
-
Tại trường THCS Nam Trung Yên, Hà Nội, một số học sinh lớp 6 mặc trang phục CSGT để chụp ảnh trong lễ khai giảng năm học mới. Ảnh: Hoàng Hà.
-
Buổi khai giảng dưới trời nắng gắt tại THPT Cà Mau. FB: Tình Tình Văn.
-
Phát biểu tại lễ khai giảng trường THPT chuyên Bắc Giang, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những thành tích của thầy trò nhà trường đạt được trong năm qua. Ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, thầy cô giáo chính là những người có vai trò quyết định đến tri thức của học sinh sau này. Ông mong thầy và trò sẽ có nhiều sáng tạo hơn nữa để nâng cao chất lượng dạy và học. Ảnh: Lê Phan.
-
“Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất của tôi thời cắp sách tới trường là ngày khai giảng. Thời học cấp ba, Huyền My rất thích mặc áo dài trắng duyên dáng. Đó là niềm vui rất hồn nhiên và vô tư mà chỉ thời học trò My mới có được. Ngày đầu tiên của năm học, My được tham gia đội văn nghệ của trường, biểu diễn trước hàng trăm học sinh. Cảm giác hồi hộp năm ấy giờ vẫn thỉnh thoảng ùa về trong ký ức” – Á hậu Huyền My chia sẻ ký ức ngày khai giảng với Zing.vn.
-
Thầy Đỗ Minh Tiến (giáo viên dạy Toán) trường Xã Đàn đang phiên dịch thư của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang ngôn ngữ khiếm thính. Ảnh: Mạnh Thắng
-
Thiện Nhân dự lễ khai giảng tại Hà Nội VIP. Năm nay, Nhân vào lớp 4. Sáng nay mẹ của bé, chị Minh Anh đưa Nhân đến trường cách nhà 10 km bằng taxi. Ảnh: Lê Hiếu.
-
Lễ đón học sinh lớp 10 của trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP HCM. Trong đợt tuyển sinh vừa qua, 629 học sinh đỗ vào trường với 39,5 điểm trở lên. Ảnh: Thanh Quý.