Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Học tiếng Anh qua nhạc chế ‘Chúng ta không thuộc về nhau’

Thầy giáo 9X Nguyễn Thái Dương gây ấn tượng với cộng đồng mạng qua video học tiếng Anh trên nền nhạc "Chúng ta không thuộc về nhau" và "We don't talk anymore".

Sau hai tháng chuẩn bị, Nguyễn Thái Dương vừa cho ra mắt sản phẩm nhạc chế “Chúng ta không thuộc về nhau” và “We don’t talk anymore”.

Trong MV, thầy giáo 9X sử dụng giai điệu của hai bài hát khuấy đảo giới trẻ thời gian qua để giúp người học tiếng Anh nhận biết các từ thường nhầm lẫn khi sử dụng.

10 lỗi tiếng Anh phổ biến qua 'Chúng ta không thuộc về nhau' Thầy Nguyễn Thái Dương nêu 10 nhầm lẫn phổ biến trong tiếng Anh trên nền nhạc "Chúng ta không thuộc về nhau" và "We don't talk anymore".

Trong quá trình dạy học, Nguyễn Thái Dương tổng hợp 10 trường hợp nhầm lẫn phổ biến trong cách dùng từ.

Thứ nhất, người học thường dùng nhầm giữa các từ say, speak, talk tell vì chúng đều có nghĩa là nói.

Tuy nhiên, say được dùng trong câu trần thuật hoặc khi nói về hành động phát ra tiếng nói đơn thuần. Speak chỉ hành động nói xuất phát từ một phía. Talk lại được dùng để chỉ sự đối thoại. Tell mang nghĩa kể hoặc nói cho ai đó chuyện gì hoặc bảo ai đó làm gì.

Ngoài ra, say đi với giới từ to, talk speak cần có thêm to hoặc with trong khi tell không có giới từ, thay bằng đó là tân ngữ.

Trường hợp dễ nhầm lẫn thứ hai là see, look watch. See là hành động nhìn không chủ đích. Ngược lại, khi cần chỉ hành động chủ động nhìn, người ta dùng từ look. Watch mang nghĩa chú ý theo dõi.

Đây cũng là sự khác nhau cơ bản giữa hear – nghe không chủ đích, và listen – nghe có chủ đích. Thầy giáo trẻ lưu ý thêm người dùng cần thêm giới từ to sau động từ listen.

hoc tieng Anh qua nhac che anh 1
Thầy giáo Nguyễn Thái Dương tổng hợp 10 nhầm lẫn phổ biến trong tiếng Anh qua MV nhạc chế. Ảnh cắt màn hình.

 

Bên cạnh đó, người học tiếng Anh dễ nhầm lẫn các từ choose (động từ), choice (danh từ), chose (động từ quá khứ) và chosen (quá khứ phân từ).

Trường hợp thứ năm, từ officer thường bị nhầm thành nhân viên văn phòng (office worker hoặc clerical staff) do người học áp dụng quy luật thêm –er vào cuối để tạo thành danh từ chỉ người.

Các trường hợp ngoại lệ trong cách biến đổi từ loại cũng khiến người học nhầm lẫn giữa cook (nấu hay người nấu ăn) và cooker (cái nồi).

Thứ bảy, nhiều người không phân biệt rõ ràng cách dùng từ teacher (giáo viên dạy từ cấp trung học phổ thông trở xuống) và lecturer (giảng viên dạy từ cao đẳng trở lên).

Hai cụm từ togethereach other cũng thường bị dùng nhầm. Thực ra, cách phân biệt chúng khá dễ dàng. Together là cùng với nhau trong khi each other diễn đạt ý lẫn nhau.

Bên cạnh đó, cách dùng từ trong câu khẳng định và phủ định trong tiếng Anh không giống nhau. Ví dụ, khi nói “tôi cũng vậy”, cụm từ cần dùng là “Me, too” và “Me, neither” mang nghĩa “tôi cũng không”.

Trong trường hợp cuối cùng, thầy Thái Dương lưu ý người học dùng từ talkative để chỉ những người hay nói và nosy để miêu tả những ai lắm chuyện.

Những lỗi nhầm lẫn thông thường trên được diễn đạt một cách dễ hiểu, dễ nhớ trên nền nhạc ghép giữa hai bài hát nổi tiếng "We don’t talk anymore" và "Chúng ta không thuộc về nhau".

Theo Nguyễn Thái Dương, bí quyết học tiếng Anh quan trọng nhất là không sợ sai vì khi nói sai, người khác sẽ sửa hộ. Ngược lại, nếu người học sợ sai mà ngại nói, không ai biết để sửa.

“Học tiếng Anh cũng như tiếng Việt, đọc, nghe, nói nhiều rồi tự rút kinh nghiệm. Đây là cách học ngôn ngữ tự nhiên nhất”, chàng trai 9X chia sẻ.

Cô giáo nổi tiếng Facebook: 'Học tiếng Anh như kiến tha mồi'

Cô Mai Phương ví von, học tiếng Anh giống “kiến tha lâu cũng đầy tổ". Làm bài thi môn này như leo cầu thang, sẽ rất mệt ở giai đoạn cuối.

Nguyễn Thái Dương sinh năm 1991, tốt nghiệp ngành Công nghệ Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM. Vốn đam mê tiếng Anh từ nhỏ và nhận thấy ngoại ngữ là một trong những trở ngại mà nhiều người đi làm gặp phải, chàng trai này đã cân nhắc, đấu tranh với chính bản thân và gia đình trước khi quyết định chuyển hướng nghề nghiệp sang làm giáo viên tiếng Anh.

Trước đó, anh sử dụng giai điệu ca khúc "Thật bất ngờ" để giới thiệu 19 thành ngữ thông dụng và khéo léo trình bày 22 thành ngữ của từ Get trên nền nhạc bài "Gõ cửa trái tim".

Hầu hết các sản phẩm nhạc chế của Nguyễn Thái Dương đều được cộng đồng mạng, đặc biệt những người yêu thích học tiếng Anh, đón nhận nhiệt tình.

Thầy giáo 9X dạy tiếng Anh qua thơ lục bát và nhạc chế

Nhằm hỗ trợ học viên, thầy giáo 9X Nguyễn Thái Dương sử dụng thơ lục bát hoặc giai điệu ca khúc nổi tiếng "Thật bất ngờ" để dạy tiếng Anh trên mạng.

Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm