Ngày 16/7, TS Bùi Tín Nghị - Giám đốc Học viện Ngân hàng - cho hay nhà trường công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển) đối với hệ đại học chính quy dựa trên kết quả thi THPT quốc gia năm 2019.
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào nói trên áp dụng đối với các ngành đào tạo đại học chính quy hệ đại trà, các ngành đào tạo đại học chính quy liên kết quốc tế và các ngành đào tạo đại học chính quy định hướng Nhật Bản.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2019. Ảnh: V.H. |
Với thí sinh đăng ký xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (bao gồm học sinh trường THPT chuyên quốc gia và của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, học sinh trường THPT có năng lực ngoại ngữ phù hợp), điểm nhận hồ sơ cũng là 18.
Năm 2019, Học viện Ngân hàng tuyển 3.730 chỉ tiêu, trong đó hơn 3.300 chỉ tiêu được tuyển dựa trên điểm thi THPT quốc gia. Trường tuyển sinh bằng 4 tổ hợp gồm A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh) và D07 (Toán, Hóa, Anh).
Dựa trên phổ điểm thi THPT quốc gia năm 2019, PGS Phạm Quốc Khánh - Trưởng phòng Đào tạo của trường - dự đoán mức trúng tuyển năm nay tăng từ 0,5 đến 1 điểm, tùy từng ngành.
Sau khi kết thúc nguyện vọng 1, Học viện Ngân hàng có tổng số 29.000 hồ sơ đăng ký. Số lượng thí sinh đăng ký nhiều nhất là Kế toán và Tài chính Ngân hàng.
Năm 2019, trường tuyển 2.100 chỉ tiêu vào 6 ngành đào tạo, gồm Kế toán, Tài chính Ngân hàng, Quản trị Kinh doanh, Kinh tế, Ngôn ngữ Anh và Hệ thống Thông tin Quản lý.