Đời sống
Học viên nghề xiếc khổ luyện cỡ nào?
- Thứ hai, 2/12/2013 08:30 (GMT+7)
- 08:30 2/12/2013
Để có thể đứng trên sân khấu biểu diễn thành thục, các nghệ sĩ xiếc phải khổ luyện trong thời gian dài đổ bao công sức, mồ hôi và cả nước mắt.
|
Thành lập năm 1962, Trường Trung cấp nghệ thuật xiếc và Tạp kỹ Việt Nam (Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) được xem là chiếc nôi đào tạo nhiều thế hệ diễn viên, nghệ sỹ xiếc nổi tiếng ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.Trong ảnh: Trước khi bắt đầu tập uốn dẻo, các học viên luôn phải giữ nguyên trạng khởi động như thế này trong 2-10 phút dưới sự giúp đỡ của các bạn khác trong lớp.
|
|
Đối tượng tuyển sinh của trường là các em thiếu nhi từ 11-15 tuổi. Sau 5 năm đào tạo, học viên mới có những tiết mục cơ bản. Và để có thể tham dự kỳ thi tốt nghiệp, mỗi học viên sẽ phải tham gia biểu diễn ít nhất 10 buổi trước công chúng tại nhà hát Thể Nghiệm của trường.Trong ảnh: Các học viên nữ cũng như học viên nam, đều cần có một cơ thể khỏe mạnh để có thể chịu được cường độ tập luyện cao và vất vả như thế này.
|
|
Các diễn viên phải liên tục tập luyện để có được tiết mục sở trường, rồi đầu tư thời gian công sức để sáng tạo những tiết mục độc đáo tham gia các cuộc thi trong nước và quốc tế nhằm khẳng định tài năng của bản thân.Trong ảnh: Hai chị em sinh đôi My và Ly đang thực hiện tiết mục uốn dẻo. Đây là một trong những tiết mục khó khăn và phức tạp nhất mà các học viên nữ bắt buộc phải thực hiện. Nó đòi hỏi sự luyện tập chăm chỉ và liên tục trong nhiều tháng.
|
|
Thương tích trong quá trình tập luyện là chuyện hàng ngày. Khó khăn vất vả là thế, nhưng trên tất cả sự say mê yêu nghề đã khiến cho các học viên trẻ tuổi tại đây lại có một nghị lực phi thường đáng khâm phục. Trong ảnh: Khuất Thị Thùy Linh là học viên nữ nhỏ tuổi nhất tại đây. Em nhập học năm 11 tuổi và hiện nay đang là học viên năm thứ 3. Linh đang được thầy giáo hướng dẫn thực hiện động tác đu trên dây sao cho chuẩn xác và đẹp mắt nhất.
|
|
Để tập luyện những động tác nhào lộn trên cao, mỗi học viên đều phải thắt đai lưng an toàn để tránh thương tích một cách tối đa. |
|
Phùng Văn Quý (14 tuổi) cho biết độ khó của các tiết mục biểu diễn sẽ được tăng dần qua các năm. Chính vì thế, em phải tập thật chăm chỉ thì mới có thể giữ thăng bằng tốt trong tiết mục này vì đặc điểm của nó là không đeo đai an toàn và nghệ sĩ hoàn toàn phải tự “đứng” bằng đôi tay của mình khi cây sào được nâng lên cao. |
|
Dù đã tập luyện từng tiết mục nhuần nhuyễn và ăn ý với bạn diễn song những sự cố bất ngờ và không mong muốn vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. |
|
Gian nan nghề xiếc... |
xiếc
học viên
khổ luyện