Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hội chứng kỳ lạ khiến người bệnh 'khóc ra máu'

Mắc phải hội chứng khóc hoặc đổ mồ hôi máu khiến cô gái 21 tuổi ở Ấn Độ bị chồng bỏ rơi vì coi là phù thủy.

Theo tờ International Business Times, Geeta, 21 tuổi, sống ở bang Bihar, miền bắc Ấn Độ, mắc phải tình trạng hiếm gặp khiến cô bị chảy máu mắt và đổ mồ hôi máu trên da. Geeta được chẩn đoán mắc phải hội chứng hematidrosis (đổ mồ hôi ra máu) với tỷ lệ người mắc là 1/10 triệu.

Bị coi là phù thủy vì chảy máu ở mắt

Vinayak Singh, bác sĩ điều trị chính cho Geeta tại Bệnh viện Sardar, rất ngạc nhiên khi phát hiện các tế bào đông máu trong cơ thể cô vẫn hoạt động tốt và không thể điều trị khỏi căn bệnh kỳ lạ này. Cha của Geeta cảm thấy bất lực vì chứng rối loạn này đã lan rộng và bắt đầu ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể. 

Điều đáng buồn là hội chứng lạ khiến cuộc hôn nhân của Geeta tan vỡ và cuộc sống cũng bị ảnh hưởng. Khi Geeta bắt đầu đổ mồ hôi ra máu, người chồng đã bỏ rơi và gọi cô là phù thủy.

Hoi chung do mo hoi mau anh 1
Geeta bị chồng bỏ rơi vì mắc phải hội chứng đổ mồ hôi máu. Ảnh: Baghdadtimes.

Tuy nhiên, Geeta không phải là người duy nhất bị coi là ác quỷ. Preeti Gupta, 18 tuổi, ở Delhi, Ấn Độ, cũng bắt đầu chảy máu ở da từ năm 2009 sau một trận ốm bất ngờ. Không chỉ ở mắt, máu rỉ ra từ tai, da đầu, móng tay, bàn tay, chân và cả lòng bàn chân của cô. Mỗi lần Preeti bị chảy máu thường kéo dài 1-2 tiếng, thậm chí vài ngày.

"Một số người nói rằng ma hay linh hồn quỷ dữ đang chiếm hữu tôi. Điều đó thật đáng sợ", Preeti chia sẻ. Căn bệnh lạ còn khiến Preeti cảm thấy mặc cảm với bạn bè và không muốn tới lớp học.

Cha của Preeti cũng cho biết một số người còn cáo buộc cô bé tự cào xước da đến mức chảy máu hoặc lấy máu động vật bôi khắp cơ thể. Thậm chí, nhiều bác sĩ còn cho rằng cô bé bị điên.

Bé gái chảy máu mắt mỗi khi bị đau đầu

Bé gái Phakamad Shangchai, 7 tuổi, sống ở Nongkhai, Thái Lan, bị chảy máu từ mắt, mũi, tai và da mỗi khi thấy đau đầu. Phakamad cũng được chẩn đoán mắc chứng mồ hôi máu. Dù được điều trị tại một bệnh viện địa phương, tình trạng của Phakamad vẫn không khỏi và khiến gia đình bất lực.

"Cháu không muốn nổi tiếng, chỉ mong có ai đó giúp cháu thoát khỏi căn bệnh bí ẩn này. Nó thực sự làm phiền cuộc sống của cháu. Cháu rất lo lắng nó sẽ trở nên tồi tệ hơn. Bác sĩ nói rằng chỉ có một trong 10 triệu người mắc bệnh này", Phakamad chia sẻ.

Theo bà Khantain, mẹ của Phakamad, dù chảy máu, con gái không bị đau và vẫn khỏe mạnh.

Cho đến nay, chưa có nhiều thông tin nói về nguyên nhân của chứng bệnh kỳ lạ này. Vì vậy, nhiều người, kể cả các bác sĩ, không biết nó tồn tại hoặc liệu có thật hay không.

Tuy nhiên, thực tế, đổ mồ hôi máu đã được nhắc đến từ rất lâu. Kinh Thánh có nói đến việc Chúa Jesus đổ mồ hôi máu khi cầu nguyện trước lúc bị đóng đinh. Họa sĩ Leonardo Da Vinci đã viết về những người lính đổ mồ hôi máu trước khi ra chiến trường.

Hoi chung do mo hoi mau anh 2
Cô bé Phakamad đổ mồ hôi máu ở mắt, tai, tay... mỗi khi bị đau đầu. Ảnh: Healthmedicinet.

Hội chứng "đổ mồ hôi máu" có nguy hiểm hay không?

Theo Health Line, đổ mồ hôi máu, hay hematidrosis, là tình trạng rất hiếm gặp và không gây nguy hiểm. Mồ hôi máu có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường gặp là mặt và trán.

Các nhà khoa học nhận định hematidrosis thường xảy ra khi một người rơi vào trạng thái sợ hãi, căng thẳng quá độ. Khi đó, cơ thể sẽ đáp ứng lại bằng cách gia tăng giải phóng các chất hóa học như adrenalin, cortisol để đối phó với căng thẳng. Sự đáp ứng quá mức của cơ thể sẽ làm vỡ các mao mạch nhỏ dưới da. Điều đó khiến máu theo tuyến mồ hôi thoát ra bên ngoài, dẫn đến mồ hôi có màu đỏ như máu.

Hoi chung do mo hoi mau anh 3
Hematidrosis không gây nguy hiểm đến tính mạng vì máu chảy từ các mạch máu nằm gần bề mặt da. Ảnh: Hallodoc.

Một số chuyên gia cũng tin rằng hematidrosis xảy ra do máu kinh nguyệt thoát ra khỏi cơ thể từ các bộ phận khác ngoài tử cung.

Trong giai đoạn 1996-2016, tổng cộng 25 trường hợp bị hội chứng mồ hôi máu được ghi nhận trên thế giới. Trong đó, 21 người là nữ và độ tuổi trung bình là 13.

Theo Medical News Today, hematidrosis không gây nguy hiểm đến tính mạng. Máu này đến từ các mạch máu nhỏ nằm gần bề mặt da, không phải tĩnh mạch hoặc động mạch sâu. Điều này khiến người bệnh hầu như không thể chảy máu đến chết. Ngay cả những người gặp phải tình trạng tụ máu trên nhiều vùng cơ thể cũng không nguy hiểm đến tính mạng dù họ có thể bị chóng mặt, lo lắng và mất nước vừa phải.

Tuy nhiên, vì hiếm gặp, không có nhiều thông tin về căn bệnh này. Do đó, chưa có báo cáo nào đưa ra hướng dẫn cụ thể về cách điều trị nó. 

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể thực hiện nhiều xét nghiệm kiểm tra số lượng máu, tiểu cầu và loại trừ các rối loạn chảy máu có thể xảy ra. Ngoài ra, các xét nghiệm về chức năng gan, thận; thử mẫu nước tiểu và phân để kiểm tra bất thường; siêu âm bụng hoặc nội soi đường tiêu hóa cũng được thực hiện.

Hiện nay, để ngăn chặn triệu chứng chảy máu từ bề mặt da, bác sĩ thường điều trị bằng các loại thuốc an thần, chống trầm cảm, giảm huyết áp, bù lượng nước bị mất do mất mồ môi và máu.

Bé gái Campuchia 10 tuổi già như bà lão Cô bé Bo Rakching bị lão hóa sớm nhưng luôn tin ngoại hình của mình là do em đang phải trả nợ nghiệp xấu kiếp trước.

Hội chứng 'công chúa tóc mây' và những người thích ăn tóc

Được đặt theo tên của "nàng công chúa tóc mây" trong truyện cổ tích, hội chứng Rapunzel là tình trạng rất hiếm gặp. Người bệnh thường có biểu hiện thích nhổ và ăn tóc của mình.



Phương Mai

Bạn có thể quan tâm