Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hôm nay công bố điểm sàn đại học, cao đẳng

Sáng nay (8/8), Bộ GD - ĐT sẽ họp để điểm sàn đại học, cao đẳng 2013. Kết quả này sẽ xác định số phận của rất nhiều thí sinh.

Phổ điểm tăng

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, điểm bình quân các khối thi năm nay tăng cao hơn so với năm trước rất nhiều.

Cụ thể: khối A đạt 13,29 điểm, khối A1: 12,85 điểm, khối B: 14,43 điểm, khối C: 13,61 điểm và khối D: 13,41 điểm. Năm trước, điểm bình quân của khối A: 10,5 điểm, khối A1: 11,3 điểm, khối B: 11,5 điểm, khối C: 12,1 điểm và khối D: 12,6 điểm.

Có thể nhận thấy, khối B và A tăng mạnh nhất (gần 3 điểm); khối C, A1 tăng khoảng 1,5 điểm, khối D tăng 0,8 điểm...

Năm nay, để lọt vào danh sách top 100 quốc gia, các thí sinh cũng phải đạt từ 29-30 điểm. Thậm chí, kết quả thi năm nay cũng có rất nhiều kỷ lục được xác lập như ĐH Y Hà Nội có đến 17 thủ khoa cùng đạt 29,5 điểm và nhiều thí sinh đạt 9 điểm/môn vẫn có nguy cơ trượt. Đối với hệ cao đẳng năm nay có nhiều thí sinh đạt điểm tuyệt đối (30/30), trong đó  8 thí sinh cùng dự thi CĐ Kinh tế đối ngoại.

Với kết quả tuyển sinh cao, nhiều đại học, cao đẳng cũng dự kiến điểm chuẩn tăng mạnh so với năm ngoái.

Hai cách tính điểm sàn

Năm nay, Bộ GD – ĐT giao cho các trường tự xác định chỉ tiêu trên cơ sở các điều kiện đảm bảo chất lượng. Do đó, hiện nay có nhiều ý kiến về cách tính điểm sàn.

Cách thứ nhất, xác định điểm sàn dựa vào năng lực của thí sinh có thể học tập được ở bậc đại học, cao đẳng. Cách tính thứ hai, dựa vào phổ điểm kết quả thi của thí sinh để quyết định mức điểm sàn hợp lý.

Hội đồng xét điểm sàn sẽ cân nhắc, tư vấn cho Bộ trưởng mức điểm tối thiểu để xét tuyển của các khối thi đảm bảo sự hài hòa giữa chất lượng và số lượng thí sinh cho nguồn tuyển.

Trong đó, đa số lãnh đạo các đại học ngoài công lập đều hy vọng Bộ GD – ĐT giữ nguyên mức điểm sàn như năm 2012 với lý do đảm bảo nguồn tuyển. Tuy nhiên, lãnh đạo của một số trường như học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, Mỏ - Địa chất lại nghiêng về phương án tính điểm sàn dựa trên năng lực của thí sinh.

Điểm sàn đại học từ 2006-2012: 

Khối/Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

A

13

15

13

13

13

13

13

B

14

15

15

14

14

14

14

C

14

14

14

14

14

14

14,5

D

13

13

13

13

13

13

13,5

A1

13

Hệ cao đẳng thấp hơn 3 điểm so với các khối tương ứng của hệ đại học.

Điểm sàn trên được áp dụng đối với học sinh phổ thông khu vực 3, chưa tính điểm ưu tiên khu vực và đối tượng. Khu vực kế tiếp được giảm 0,5 điểm, đối tượng kế tiếp được giảm 1 điểm. Thí sinh có tổng điểm dưới sàn sẽ không được tham gia xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Như vậy, với kết quả thi tăng cao rõ rệt, liệu Bộ GD - ĐT sẽ chọn phương án điểm sàn như thế nào để vừa đảm bảo chất lượng đầu vào, vừa giải quyết bài toán tuyển sinh của các đại học ngoài công lập?

An Hoàng

Bạn có thể quan tâm