Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hơn 10 khối u mọc kín ngực vì bơm silicon lỏng nâng cấp vòng một

Sau 10 năm tiêm silicon lỏng vào phần ngực, chị Lan cảm thấy đau nhức và phải phẫu thuật để lấy nhiều khối u đã có dấu hiệu hoại tử.

10 năm trước, chị Trần Thúy Lan (Hà Nội) quyết định bơm, làm đầy vùng ngực bằng silicon lỏng. Thời gian gần đây, vòng một của chị xuất hiện những nang xơ cứng, đau tức và khó chịu. 

Sau thăm khám, kiểm tra, chị phải tiến hành phẫu thuật hút silicon trong ngực. Tiến sĩ, bác sĩ Mai Mạnh Tuấn (tốt nghiệp Học viện Quân y), người trực tiếp mổ cho chị Lan, chia sẻ: "Ngực bệnh nhân có hơn 10 khối u lớn, nhỏ, kích thước khoảng 2-3 cm, thậm chí 5 cm, kín hai bên ngực". 

Qua kiểm tra, bác sĩ phát hiện các dịch trong nang có hiện tượng hoại tử, dịch vàng viêm bên trong. Tình trạng này để lâu sẽ gây ra hiện tượng viêm rò áp xe, hoại tử vùng ngực. 

Hoai tu nguc vi tiem silicon long anh 1
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.

Hiểm họa khôn lường khi bơm silicon lỏng

Do ít hiểu biết, nhiều chị em đã bỏ ra hàng nghìn USD để bơm silicon lỏng. Chất này đã bị cấm sử dụng nhiều năm, đến khi ngực đau nhức, nổi từng cục cứng mới đến bệnh viện giải quyết hậu quả. 

"Silicone lỏng khi vào cơ thể sẽ thâm nhập vào trong mô dưới da, trong cơ, sụn, xương thành một khối thống nhất, không thể tách rời. Vì vậy, muốn lấy chất này ra khỏi cơ thể, bạn phải lấy luôn cả phần thịt bị nhiễm độc. Các phương pháp khác như hút, nạo, chích thuốc, đều không có hiệu quả và sẽ làm tình trạng xấu đi", bác sĩ Tuấn khuyến cáo. 

Nếu mô bị thâm nhiễm là những vùng quan trọng như mi mắt, ống lệ mũi (dẫn nước mắt), sụn mũi, không thể lấy hết 100% do chúng là những cấu trúc quan trọng của khuôn mặt, cần bảo tồn bằng mọi giá. 

Bên cạnh đó, dù cơ thể chỉ còn một chút silicone lỏng thì phản ứng vẫn tiếp tục và bệnh nhân phải chấp nhận có sẹo. 

Hoai tu nguc vi tiem silicon long anh 2
Hàng chục khối u từ silicon lỏng được lấy ra từ ngực bệnh nhân.

 

Mổ lấy silicone lỏng là một phẫu thuật lớn, thường phải gây mê, khoảng bóc tách rộng. Sự hiện diện của mô ghép làm cho thời gian theo dõi chăm sóc hậu phẫu kéo dài, khó khăn. Về việc dùng thuốc sau mổ phải, bệnh nhân phải tuân theo những lời dặn của bác sĩ trong quá trình điều trị.

Vị chuyên gia này cũng đưa ra lời khuyên: "Trước khi có quyết định nâng ngực làm đẹp bạn nên lựa chọn đơn vị thẩm mỹ uy tín, đặc biệt chất liệu độn ngực phải đảm bảo, được Cục quản lý Thực phẩn và Dược phẩn Mỹ (FDA) chứng nhận về độ an toàn và hiệu quả trên cơ thể".

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi

9X tốn gần 60 triệu đồng nâng cấp vòng một chảy xệ sau sinh

"Ba ngày đầu tiên, tôi cảm thấy đau đớn nhất, tức ngực, khó thở. Sau 5 ngày, tôi vẫn cần người nhà hỗ trợ chứ không tự nằm xuống hay ngồi dậy được", Minh Huyền chia sẻ.


Phương Anh

Ảnh: BSCC

Bạn có thể quan tâm