Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

LONGFORM

Hơn 300 ngày trốn truy nã và nút thắt trong vụ Trịnh Xuân Thanh

Bị can Trịnh Xuân Thanh đầu thú sau hơn 300 ngày trốn truy nã. Nguyên Phó viện trưởng VKSND Tối cao đánh giá việc này mở ra nút thắt những vụ án liên quan và dư luận thời gian qua.

Trinh Xuan Thanh anh 1

Bị can Trịnh Xuân Thanh đầu thú sau hơn 300 ngày trốn truy nã. Nguyên Phó viện trưởng VKSND Tối cao đánh giá việc này mở ra nút thắt những vụ án liên quan và dư luận thời gian qua.

Chiều 31/7, Bộ Công an cho biết bị can Trịnh Xuân Thanh đã đến trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đầu thú sau gần một năm trốn lệnh truy nã quốc tế.

Trinh Xuan Thanh anh 2

Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và tài liệu điều tra, Trịnh Xuân Thanh và nhóm cán bộ chủ chốt của PVC đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát và làm trái các quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013).

Trinh Xuan Thanh anh 3

Ban Bí thư kết luận ông Trịnh Xuân Thanh là người chịu trách nhiệm chính về các khuyết điểm, vi phạm và thua lỗ ở PVC. Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam dưới thời điều hành của ông Trịnh Xuân Thanh đã sử dụng vốn điều lệ đầu tư góp vốn vào các công ty con và công ty liên kết.

Tuy nhiên, các đơn vị này sản xuất kinh doanh không hiệu quả, dẫn đến tình trạng thua lỗ. Riêng năm 2012, một số dự án trọng điểm bị ngừng, giãn tiến độ hoặc vướng mắc chưa triển khai khiến PVC thua lỗ hơn 1.848 tỷ đồng.

Năm 2011, Thanh tra Chính phủ đã thanh tra Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và một số đơn vị thành viên, qua đó phát hiện PVC đã tham gia liên kết, liên doanh với nhiều doanh nghiệp bên ngoài gây thua lỗ và thất thoát vốn của Nhà nước.

Tại nhiều công trình, dự án lớn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PVC tham gia với tư cách là Tổng thầu hoặc nhà thầu lớn nhưng sau khi nhận công trình, PVC lại chỉ định cho các công ty con hoặc bán thầu cho doanh nghiệp bên ngoài thi công. Việc lãnh đạo PVC thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế đã để lại hậu quả lớn.

Đến tháng 7/2016, Bộ Công an vào cuộc điều tra vụ thua lỗ ở PVC thời ông Thanh làm lãnh đạo. Hai tháng sau, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố Trịnh Xuân Thanh tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Khi bị can này bỏ trốn, Bộ Công an đã phát lệnh truy nã toàn quốc và quốc tế. 

Trinh Xuan Thanh anh 4

Do không liên lạc được qua điện thoại với ông Thanh, Tỉnh ủy  Hậu Giang đã cử cán bộ ra Hà Nội tìm nhưng không có kết quả. Cơ quan điều tra xác định Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn nên đã quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế hồi tháng 9/2016.

Một tháng sau, bên lề hội thảo quốc tế về công tác truy nã tội phạm diễn ra tại Hà Nội, trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát Bộ Công an cho biết công an nhiều nước đã nhận lời phối hợp với lực lượng chức năng Việt Nam truy bắt những kẻ đang mang lệnh truy nã trốn ở nước ngoài, trong đó có Trịnh Xuân Thanh.

Theo trung tướng Vĩnh, một số tổ chức quốc tế như Interpol, Europol, Aseanpol và công an các nước như Nga, Mỹ, Canada, Đức, Trung Quốc... sẽ hỗ trợ Việt Nam truy bắt tội phạm lẩn trốn.

"Với trách nhiệm của mình, chúng tôi sẽ bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh, dù ông ta trốn ở đâu", Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát nhấn mạnh.

Trinh Xuan Thanh anh 5

Trả lời một cử tri ở TP.HCM, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định Trịnh Xuân Thanh dù có trốn đi đâu cũng sẽ bị lôi ra ánh sáng và truy tố trước pháp luật. “Trước đây từng có một số trường hợp bỏ trốn ra nước ngoài như Dương Chí Dũng, Giang Kim Đạt. Có trường hợp bỏ trốn 5 - 6 năm, cuối cùng cũng bị bắt, đưa về xét xử”, Chủ tịch nước nói.

Liên quan đến việc bị can Thanh bỏ trốn, Tổng cục cảnh sát khẳng định, qua rà soát cho thấy Trịnh Xuân Thanh không bỏ trốn theo con đường chính ngạch. Với nghi vấn thông tin có thể bị lộ lọt khiến Trịnh Xuân Thanh kịp bỏ trốn, Bộ trưởng Công an Tô Lâm khẳng định: "Bộ đã xem xét, kết quả cho thấy không có việc đó".

Trả lời Dân Trí, TS Dương Thanh Biểu - nguyên Phó viện trưởng VKSND Tối cao cho rằng Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú đã mở ra những cánh cửa để làm rõ những vụ việc liên quan đến Thanh trong suốt thời gian vừa qua mà báo chí đã phản ánh và dư luận đang chờ đợi câu trả lời từ phía cơ quan chức năng. Trong đó có vụ điều hành gây thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng; lừa đảo tại dự án Thanh Hà - Cienco 5 Land và tại sao Thanh điều hành PVC yếu kém mà lại được thăng quan tiến chức nhanh như vậy.

Trinh Xuan Thanh anh 6

Năm 2007 PVC được chuyển đổi thành tổng công ty trên mô hình công ty mẹ công ty con sau khi Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) có những thay đổi về chiến lược, cơ cấu lãnh đạo.

Trinh Xuan Thanh anh 7

Theo đề án tái cấu trúc PVC được Tập đoàn Dầu khí phê duyệt thì PVC là đơn vị đảm nhiệm toàn bộ công việc thi công xây lắp các công trình dầu khí trên bờ. Hàng chục dự án có quy mô hàng nghìn đến hàng chục nghìn tỷ đã và đang được PVN giao cho PVC thi công. Điển hình như Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhiệt điện Vũng Áng, Ethanol Phú Thọ, Lọc dầu Nghi Sơn…

Năm 2009, PVC tiến hành niêm yết trên sàn HNX và quy mô tiếp tục tăng nhanh chóng, khi tăng vốn lên 2.500 tỷ đồng vào năm 2010 và 4.000 tỷ đồng năm 2012.

PVC đã mang tới 86% vốn điều lệ đi góp vốn vào 40 công ty thành viên lớn nhỏ, đồng thời bảo lãnh vay vốn cho các công ty này. Tuy nhiên, tổng công ty mẹ là PVC lại không có một chiến lược tổng thể cho các đơn vị thành viên, mà chủ yếu mạnh ai nấy làm.

Đặc biệt các công ty con, công ty liên kết này đổ rất nhiều tiền vào lĩnh vực xây lắp, bất động sản, khiến tổng công ty sau đó phải trả giá khi thị trường bất động sản thoái trào với nhiều dự án đình trệ. Nhiều dự án đã triển khai và giải ngân vốn nhưng không bán được hàng, như trụ sở PVFC Hải Phòng, dự án Petrolandmark, sân golf Nha Trang.

Hàng loạt dự án mà PVC nhận chuyển nhượng từ đơn vị khác, như Công ty Xi măng Dầu khí 12/9, Công ty Xi măng Hạ Long, khách sạn Lam Kinh,... cũng làm ăn thua lỗ, dẫn tới khoản đầu tư 1.193 tỷ đồng trở thành gánh nặng nợ nần chung của tổng công ty.

Bước sang năm 2011, một số công ty thành viên của PVC thua lỗ. Đến năm 2012 – 2013 thì như một hiệu ứng dây chuyền, có hàng chục công ty của PVC báo thua lỗ. Chỉ trong 2 năm 2012 - 2013, PVC ghi nhận khoản lỗ lũy kế lên tới 3.200 tỷ đồng.

Năm 2012, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố 15 bị can liên quan đến các sai phạm tại PVC-ME.

Tại nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, một dự án có tổng mức đầu tư lên tới 34 nghìn tỷ đồng (1,7 tỷ USD) do PVN làm chủ đầu tư, PVC được giao làm tổng thầu EPC. Tại đây, ban lãnh đạo PVC đã rót 110 tỷ đồng đầu tư sai mục đích, dẫn đến không thu hồi được vốn. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2015, đến nay vẫn dang dở. 

Vào 2012, PVN đã phải chi hơn 1.000 tỷ đồng để mua lại phần lớn số cổ phần phát hành thêm, giúp PVC có thêm nguồn tiền. Công ty kiểm toán cũng đã từng cảnh báo và đánh giá PVC có khả năng không hoạt động liên tục nếu không được cứu khi ngập trong nợ nần.

Cùng với công ty mẹ, hàng chục công ty thành viên của PVC cũng trải qua quá trình thua lỗ triền miên. Trong khi PVC đã cắt lỗ được từ năm 2014 thì không ít công ty thành viên vẫn lỗ lớn đến tận ngày nay, với mức lỗ lũy kế lên đến cả trăm tỷ; thậm chí âm nặng vốn chủ sở hữu, như PVC-MT, PVC-SG, PVC-ME, Xây lắp Dầu khí Nghệ An (PVNC) …

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thua lỗ thể hiện do PVC phải trích lập dự phòng đầu tư tài chính, dự phòng khoản thu khó đòi, dự phòng các khoản vay bảo lãnh ngân hàng. Còn nguyên nhân sâu xa dẫn đến thua lỗ là do năng lực quản trị và kinh doanh yếu kém tại PVC và các công ty thành viên, cùng với đó là hàng loạt bê bối, kiện tụng đã xảy ra.

Tính đến ngày 30/6, PVC còn khoản lỗ lũy kế lên tới hơn 2.869 tỷ đồng. Hiện PVC còn nợ vay ngắn hạn hơn 1.000 tỷ đồng và hơn 1.400 tỷ đồng nợ vay dài hạn.

- Ông Trịnh Xuân Thanh, sinh năm 1966 tại Hà Nội. Năm 24 tuổi, ông này bắt đầu lập nghiệp tại Cộng hòa Liên bang Đức.

- Trịnh Xuân Thanh được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) lúc 43 tuổi.

- Tháng 5/2015, ông Thanh được luân chuyển vào Hậu Giang và HĐND tỉnh này bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh.


2 tội danh Trịnh Xuân Thanh có thể phải đối mặt Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản là 2 tội danh Trịnh Xuân Thanh có thể phải đối mặt sau khi đầu thú.

Hành trình vướng lao lý của Trịnh Xuân Thanh

Nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam sau khi xin nghỉ phép để chữa bệnh đã bỏ trốn ra nước ngoài. Chiều 31/7, Bộ Công an cho biết bị can đã đầu thú.

Trịnh Xuân Thanh đầu thú sau gần một năm trốn truy nã

Sau gần một năm trốn truy nã, Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam đã ra đầu thú.

Nhóm phóng viên

Đồ hoạ: Sang Ngô

Bạn có thể quan tâm