Chiều 16/3, cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học khu vực phía Nam khai mạc tại ĐH Tôn Đức Thắng với 34 đoàn tham dự (32 sở giáo dục, 2 trường THPT chuyên thuộc đại học).
Cuộc thi diễn ra từ ngày 16/3 đến 19/3 với 229 dự án, 409 học sinh. Trong đó, THPT có 191 dự án, THCS 38 dự án. Các dự án nằm trong 20 lĩnh vực: Khoa học động vật, Khoa học xã hội và hành vi, Hóa sinh, Y sinh và khoa học sức khỏe, Kỹ thuật y sinh, Sinh học tế bào và phân tử, Hóa học, Sinh học trên máy tính và Sinh - Tin, Khoa học trái đất và môi trường, Hệ thống nhúng, Năng lượng hóa học...
Học sinh tỉnh Kon Tum giới thiệu về dự án của mình tại hội thi. Ảnh: M.N. |
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc hy vọng thông qua hoạt động của cuộc thi, những người làm việc trong ngành giáo dục sẽ có nhận thức mới về chất lượng giáo dục, mở rộng về không gian, thời gian và hình thức hoạt động dạy học, thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường.
"Tại cuộc thi này, từ việc xác định đề tài đến quá trình triển khai nghiên cứu đề tài cho thấy nhiều em đã thực sự có phẩm chất và năng lực của nhà khoa học. Ý tưởng sáng tạo của các em đã được hiện thực hóa và giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Những thành công bước đầu mở ra hướng phát triển mới cho giáo dục phổ thông",Thứ trưởng Phúc nói.
Chiều 16/3, các gian trưng bày kết quả nghiên cứu khoa học, kỹ thuật được giới thiệu đến khách tham quan. Ảnh: M.N. |
Trước đó, 252 dự án khoa học kỹ thuật của học sinh trung học phía Bắc ở 34 đơn vị (từ Thừa Thiên Huế trở ra) tranh tài tại Hà Nội. Những dự án xuất sắc ở hai miền sẽ được chọn dự thi quốc tế.
Hội thi khoa học, kỹ thuật quốc tế (ISEF) được phát triển từ Hội thi khoa học quốc gia Mỹ, do Hiệp hội khoa học và cộng đồng (SSP) sáng lập, tổ chức lần đầu tiên tại Philadelphia vào năm 1950.
Đoàn học sinh Việt Nam liên tục tham gia ISEF quốc tế và đạt được nhiều giải thưởng trong nhiều năm qua. Liên tục trong 6 cuộc thi Intel ISEF ở Mỹ,