Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

“Hủ tiếu” hay “hủ tíu”?

Dù ăn đã quen miệng, nhiều người vẫn chưa biết viết tên của món hủ tíu/hủ tiếu sao cho đúng chính tả.

“Hủ tiếu” hay “hủ tíu”, theo Vương Hồng Sển (Sài Gòn Tạp Pín Lù), vốn là một món ăn của người Triều Châu, tên gốc là “củi tíu”. Trong đó, “củi” nghĩa là quế, “tíu” là nhỏ. “Củi tíu” hiểu là bánh bột cọng nhỏ, có mùi quế. Đây là một món ăn với thịt heo, tôm tơi, gan heo… Sau này, người dân đọc trại “củi tíu” thành “hủ tíu”.

Tuy nhiên, trong Từ điển tiếng việt: 41.300 mục từ, GS. Hoàng Phê lại ghi nhận “hủ tiếu”. Nghĩa là một “món ăn làm bằng bột gạo với thịt lợn, tôm băm, chan nước dùng hoặc xào khô”.

Tương tự, Đại từ điển tiếng Việt (1999) cũng giải thích “hủ tiếu: món ăn phổ biến ở Nam Bộ, có gốc từ món ăn của người Hoa, có bánh trắng, sợi nhỏ và giòn hơn bánh phở, thơm mùi tôm khô, vị ngọt”.

Tóm lại, “hủ tíu” là từ gốc được phiên âm từ tiếng Triều Châu còn “hủ tiếu” là từ được ghi nhận vào từ điển với tư cách toàn dân. Ngày nay người ta chấp nhận cả hai cách viết “hủ tíu” lẫn “hủ tiếu”.

Giá trị của việc đọc kỹ

Nhà giáo dục và hùng biện người La Mã Quintilian từng nói rằng: "Chúng ta phải xây dựng tâm trí của mình thông qua đọc sâu hơn là đọc rộng". Thực hành đọc sâu là một quá trình rèn luyện có chủ đích. Mục Đời Sống giới thiệu với độc giả 6 nguyên tắc phát triển thói quen đọc sâu để không chỉ khám phá thế giới và kiến ​​thức mà còn khám phá về chính bản thân mình.

Tuấn An - Hina

Bạn có thể quan tâm