Để ứng phó với siêu bão Noru sắp đổ bộ, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã tổ chức lực lượng tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ các di tích. Quần thể di tích Huế là nơi tập trung các công trình kiến trúc có giá trị đặc biệt, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1993. Ảnh: Bảo Minh. |
Quần thể di tích cố đô Huế gồm hàng trăm công trình kiến trúc cổ được xây dựng từ thời nhà Nguyễn, trải rộng từ TP Huế đến các vùng huyện. Vì vậy, việc ứng phó, bảo vệ các công trình trước ảnh hưởng của thiên tai gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Bảo Minh. |
Lực lượng bảo vệ di tích được huy động tối đá để giằng, buộc các dây thép nhằm cố định công trình trước gió mạnh. Ảnh: Bảo Minh. |
Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết công tác phòng chống, bảo vệ các công trình di tích được đơn vị thực hiện thường xuyên, đặc biệt là trước thiên tai bão, lũ. Ảnh: Bảo Minh. |
Di tích Phu Văn Lâu được xây dựng từ năm 1819 dưới thời vua Gia Long, dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức. Công trình có giá trị kiến trúc, thẩm mỹ được các chuyên gia đánh giá cao. Ảnh: Bảo Minh. |
Để ứng phó với gió mạnh do bão Noru gây ra, lực lượng chức năng tiến hành giằng néo dây cáp các trụ gỗ của công trình Phu Văn Lâu. Ảnh: Bảo Minh. |
Bảo vệ di tích kiểm tra các thanh gác chắn ở cửa các di tích nhằm tránh gió mạnh giật gây hư hại. Ảnh: Bảo Minh. |
Những đồ trang trí di tích có thể đổ, vỡ được nhân viên tháo dỡ để bảo quản. Ảnh: Bảo Minh. |
Trung tâm Quản lý và bảo tồn di sản văn hóa Hội An (TP Hội An, Quảng Nam) cũng đã tổ chức cuộc họp và huy động lực lượng nhân viên, thuê người tham gia chằng, chống các di tích. Trước bão Noru, đơn vị này đã khảo sát 45 điểm di tích, trong đó có 11 di tích xuống cấp nghiêm trọng, 21 di tích xuống cấp nặng và 13 di tích xuống cấp nhẹ. UBND TP Hội An yêu cầu Trung tâm Quản lý và bảo tồn di sản văn hóa thực hiện việc chằng, chống đỡ các di tích, nhà cổ, đặc biệt là di tích chùa Cầu. |
Tại di tích chùa Cầu có nhiều phần kết cấu lâu năm bị ảnh hưởng. Trong đó, về phần kết cấu trên của chùa Cầu (thượng bộ) gồm phần cầu và miếu (chùa) đang có độ tách rời nhỏ. Riêng phần mái nhiều chỗ đã bị dột. Mỗi khi có mưa, nước từ mái thấm xuống làm ảnh hưởng các hạng mục bằng gỗ của công trình. |
Chùa Cầu sẽ được chống đỡ 4 vị trí, sử dụng hoàn toàn gỗ và không làm ảnh hưởng kết cấu di tích. |
Ông Hùng, thợ được thuê để tham gia chống đỡ chùa Cầu, cho hay việc thực hiện phải rất cẩn thận để không làm ảnh hưởng kết cấu, hư hại di tích đặc biệt này. "Chúng tôi phải sử dụng cao su kê vào các điểm nối để không tạo dấu tích. Ngoài ra, việc đóng đinh cũng không được mà phải sử dụng dây cao su để đảm bảo nguyên vẹn gỗ", ông Hùng cho hay. |
Siêu bão Noru
Nỗi sợ lũ về trong đêm của người miền Trung
2h sáng, lũ ùn ùn đổ về, kéo dài suốt một ngày. Nhiều nhà dân trở tay không kịp, ngậm ngùi nhìn tài sản chôn chặt dưới lớp bùn đặc.
Sự bất thường của siêu bão Noru
Giới khoa học cho rằng trong tương lai, cường độ bão trở nên khó dự đoán hơn. Điều này khiến các quốc gia dễ bị tổn thương vì khí hậu cần luôn sẵn sàng cho tình huống xấu nhất.
Nước biển ở Huế đổi màu bất thường sau bão Noru
Sau bão Noru, bờ biển xã Lộc Vĩnh xuất hiện màu nước khác thường. Người dân nghi ngờ việc nước biển màu nâu đỏ có thể do nước thải từ bãi tập kết dăm gỗ gần đó gây ra.
Lời cảnh báo cho cả thế giới từ hai siêu bão
Trước lời cảnh báo về việc thời tiết cực đoan sẽ xuất hiện ngày càng dày đặc, thế giới được cho vẫn làm chưa đủ để tự bảo vệ mình, đặc biệt khi hành tinh tiếp tục nóng lên.
Sạt lở chia cắt tỉnh lộ ở Quảng Nam, 6.000 người bị cô lập
Tuyến ĐT601 của tỉnh Quảng Nam sạt lở khiến 6.000 người thuộc 4 xã vùng biên giới bị cô lập.