Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hướng dẫn làm bài trắc nghiệm về di truyền học

Thầy Trịnh Văn Nam nêu đáp án và hướng dẫn giải bài trắc nghiệm ôn thi THPT quốc gia môn Sinh học.

Câu 1Theo Menđen trong tế bào các nhân tố di truyền tồn tại...

A. thành từng cặp nhưng hòa trộn vào nhau.

B. thành từng cặp và không hòa trộn vào nhau.

C. riêng lẻ và không hòa trộn vào nhau.

D. thành từng cặp hay riêng lẻ tùy vào môi trường sống.

Hướng dẫn: Theo Menđen, các nhân tố di truyền (sau này được gọi là gen) tồn tại trong tế bào thành từng cặp, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ và không hòa trộn vào nhau.

→ Đáp án: B.

Câu 2Menđen tìm ra quy luật phân li trên cơ sở nghiên cứu phép lai...

 A. hai cặp tính trạng.

B. một cặp tính trạng.

C. một hoặc nhiều cặp tính trạng.

D. nhiều cặp trạng.

Hướng dẫn: Menđen tìm ra quy luật phân li dựa trên phép lai về một cặp tính trạng màu sắc hoa trên cây đậu Hà Lan.

→ Đáp án: B.

Câu 3Menđen giải thích quy luật phân li bằng...

 A. sự phân li độc lập tổ hợp tự do của cặp alen.

B. sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của cặp gen.

C. giả thuyết "giao tử thuần khiết".

D. hiện tượng trội lặn hoàn toàn.

Hướng dẫn:

Thời của Menđen chưa có khái niệm gen, alen → Loại đáp án A, B.

Khi giải thích quy luật phân li, ông đã đề xuất khái niệm giao tử thuần khiết: Mỗi tính trạng được quy định bởi một cặp nhân tố di truyền và mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền của bố hoặc mẹ.

→ Đáp án: C.

Câu 4Menđen đã rút ra kết luận khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng là thế hệ thứ nhất sẽ...

A. đồng tính về tính trạng lặn, tính trạng không biểu hiện gọi là tính trạng trội.  

B. phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 kiểu hình trội và 1 kiểu hình lặn.

C. đồng tính giống một bên, tính trạng được biểu hiện gọi là tính trạng trội.      

D. phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 kiểu hình trội và 1 kiểu hình lặn.

Hướng dẫn:

Gọi A - Đỏ > a - trắng.

P: AA (đỏ) x aa (trắng).

F1: 100% Aa (đỏ).

→ F1 đồng tính, giống một bên, biểu hiện tính trạng trội.

→ Đáp án: C.

Câu 5Nội dung nào sau đây không phải là phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của Menđen?

A. Tạo dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.  

B. Đề xuất phương pháp lập bản đồ di truyền của các gen trên một nhiễm sắc thể.

C. Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời sau.

D. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.

Hướng dẫn:

Nội dung không phải là phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của Menden đó là đề xuất phương pháp lập bản đồ di truyền các gen trên một nhiễm sắc thể.

Phương pháp lai của Menden: tạo dòng thuần → lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc nhiều tính trạng → phân tích kết quả lai, sử dụng toán xác suất thống kê rồi đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.

→ Đáp án: B.

Câu 6Nhận định nào sau đây không phải là phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của Menđen?

A. Tạo dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.  

B. Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc hai tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời sau.

C. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả    

D. Giải thích tại sao tỷ lệ phân ly kiểu hình ở đời con biểu hiện không đều ở hai giới.

Hướng dẫn:

Phương pháp lai của Menden: Tạo dòng thuần → lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc nhiều tính trạng → phân tích kết quả lai, sử dụng toán xác suất thống kê rồi đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.

Nhận định không phải là phương pháp lai và phân tích cơ thể lai đó là: giải thích tại sao tỷ kệ phân ly kiểu hình ở đời con biểu hiện không đều ở hai giới (di truyền liên kết giới tính)

→ Đáp án: D.

Câu 7Câu nào sau đây không chính xác?

A. Mẹ cô ấy đã truyền cho cô ấy tính trạng má lúm đồng tiền.    

B. Một gen quy định một chuỗi pôlipeptit hoặc một phân tử ARN.

C. Axit amin mở đầu ở sinh vật nhân thực là mêtiônin.  

D. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

Hướng dẫn:

Bố mẹ chỉ truyền cho con cái gen quy định tính trạng, tính trạng đấy có biểu hiện hay không còn tùy thuộc vào KG và MT. Vì thế, câu A sai.

→ Đáp án: A.

Câu 8Theo kết quả thí nghiệm của Menđen, khi lai 2 cơ thể bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thuần chủng thì thế hệ thứ 2 có sự phân tính về kiểu gen theo tỉ lệ ...

A. 0,25AA : 0,50Aa: 0,25aa.               

B. 0,50AA : 0,50aa.

C. 0,75AA : 0,25aa.                             

D. 100% Aa.

Hướng dẫn:

P thuần chủng: AA x aa. → GP: 1A x 1a.

Thế hệ thứ 1 - F1: 100% Aa. → GF1:  A :  a x   A :  a.

Thế hệ thứ 2 - F2:  AA :  Aa :  aa.

→ Đáp án: A.

Câu 9: Theo Menđen, yếu tố di truyền nguyên vẹn tử bố mẹ sang con là gì?

A. alen                                                  

B. kiểu gen.

C. tính trạng.                                        

D. Nhân tố di truyền.

Hướng dẫn:

Theo Menđen, bố mẹ chỉ truyền nguyên vẹn cho con một trong hai thành viên của cặp nhân tố di truyền.

→ Đáp án: D.

Câu 10: Kiểu gen của cá chép kính là Aa, cá chép vảy là aa, kiểu gen đồng hợp trội AA làm trứng không nở. Phép lai giữa các cá chép kính sẽ làm xuất hiện tỷ lệ kiểu hình:

A. Toàn cá chép kính.                                                      

B. 1 cá chép kính: 1 cá chép vảy.

C. 2 cá chép kính: 1 cá chép vảy.        

D. 3 cá chép kính: 1 cá chép vảy.

Hướng dẫn:

Phép lai giữa các cá chép kình(Aa): Aa x Aa → 1AA : 2Aa : 1aa.

Do AA làm trứng không nở nên tỷ lệ kiểu hình là: 2 cá chép kính (Aa): 1 cá chép vảy (aa).

→ Đáp án: C.

Câu 11Ở một loài thực vật, A - quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với a - quy định hoa trắng. Lai 2 cây bố mẹ đều hoa đỏ với nhau thu được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 tạp giao F2 xuất hiện cả hoa đỏ và hoa trắng. Kiểu gen của hai cây bố mẹ là gì?

A. AA x AA           

B. AA x Aa        

C. Aa x Aa        

D. Aa x Aa

Hướng dẫn:

Bố mẹ đều hoa đỏ mà thu được F1 toàn hoa đỏ:

→ P: AA x AA hoặc AA x Aa. → Loại C,D.

TH1: P: AA x AA → F1: AA. Cho F1 tạp giao → F2: 100% AA(đỏ). → Loại A.

TH1: P: AA x Aa → F1: 1AA : 1Aa. Cho F1 tạp giao → F2:15 đỏ: 1 trắng.

→ Đáp án: B.

Lưu ý: Cho F1 tạp giao là cho lần lượt từng cá thể của F1 lai với nhau.

Câu 12Thể dị hợp là gì?

A. Là các cá thể khác nhau phát triển từ các hợp tử khác nhau   

B. Là cá thể mang 2 alen giống nhau nhưng thuộc 2 gen khác nhau

C. Là cá thể mang 2 alen khác nhau thuộc cùng 1 gen

D. Là cá thể mang 2 alen giống nhau thuộc cùng 1 gen

Hướng dẫn:

Thể dị hợp là cá thể mang 2 alen khác nhau thuộc cùng 1 gen.

Ví dụ: Aa, Bb

→ Đáp án: C

Câu 13: Cơ sở tế bào học của định luật phân li là gì?

A. Sự phân li độc lập tổ hợp tự do của các cặp gen alen trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử.           

B. Sự phân li và tổ hợp tự do của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh, dẫn đến sự phân li và tổ hợp của cặp alen.

C. Sự phân li độc lập của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử.        

D. Sự phân li của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử.

Hướng dẫn:

A sai vì qui luật phân li chứ không phải phân li độc lập và chỉ liên quan đến một cặp alen hay một cặp NST.

→ C, D cũng sai.

→ Đáp án: B.

Gợi ý giải đề thi minh họa môn Ngữ văn bằng sơ đồ tư duy

Thầy Trịnh Quỳnh - giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh, Nam Định - gợi ý giải đề thi minh họa môn Ngữ văn.

Thầy Thịnh Văn Nam

Giáo viên Sinh học, THPT Đoàn Kết, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bạn có thể quan tâm