Dwarka (Ấn Độ): Theo quan niệm dân gian, thành cổ Dwarka được cho là quê hương của Krishna, vị thần trong đạo Hindu hiện thân cho tình thương. Tàn tích về vùng đất huyền thoại này đã được phát hiện dưới đáy đại dương thuộc thành phố Dwarka, bang Gujarat, Ấn Độ. Sự phức tạp về cấu trúc của thành phố đã gây trở ngại cho các chuyên gia trong nghiên cứu. |
Port Royal (Jamaica): Được xây dựng với 4 pháo đài và 2.000 tòa nhà vào thế kỷ 17, thành phố Port Royal từng là điểm nóng về hoạt động cướp biển. Những tên cướp biển nổi tiếng như Blackbeard thường biến Port Royal thành căn cứ để đột kích các tàu kho báu. Cho đến năm 1692, một trận động đất đã khiến thành phố bị chìm xuống đáy biển Caribbean. |
Kim tự tháp Yonaguni Jima (Nhật Bản): Các chuyên gia lập luận rằng liệu những kim tự tháp bí ẩn nằm dưới đáy biển ở Nhật Bản được tạo bởi con người hoặc một hiện tượng tự nhiên. Những cấu trúc này được tạo ra trong kỷ băng hà cuối cùng, khoảng 10.000 năm trước Công nguyên. Các công trình này có hình dáng giống những kim tự tháp được tìm thấy ở Mexico và Trung Mỹ. |
Thành phố Sư Tử (Trung Quốc): Thành phố Sư Tử ở Trung Quốc là một trong những công trình dưới đáy đại dương có cảnh quan tuyệt đẹp. Nơi đây có niên đại hơn 1.400 năm tuổi, được xây dựng từ thời nhà Hán và trải dài trên diện tích 62 sân bóng đá. |
Pavlopetri (Hy Lạp): Thành phố Pavlopetri ở Hy Lạp đã bị chìm dưới đáy biển từ 5.000 năm trước. Không ai biết tên của thành phố này. Pavlopetri là tên gọi sau này được đặt cho thành cổ. Các nhà khảo cổ học cho rằng nơi đây là một phần của triều đại Minoan đã bị phá hủy bởi động đất. |
Epecuen (Argentina): Trong khi hầu hết thành phố dưới nước có từ cổ xưa, Epecuen được cho là địa danh bị chìm gần đây nhất. Trong những năm 1970, thành phố là nơi ở của khoảng 5.000 cư dân với 300 doanh nghiệp hoạt động tại đây. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1980 tới đầu những năm 1990, nơi đây đã bị chìm. |