Giám đốc Kỹ thuật của IBM Nhật Bản Norishige Morimoto cho biết công ty này đang dồn phần lớn nguồn lực dành cho dự án sản xuất chip 2 nm của Rapidus. Ảnh: IBM Japan Ltd. |
Rapidus, một công ty khởi nghiệp được hỗ trợ bởi những doanh nghiệp điện tử lớn nhất của Nhật Bản, đang tạo ra những tấm silicon phù hợp với thiết kế chip 2 nm của IBM. Công ty này đặt mục tiêu đi vào sản xuất hàng loạt thiết kế chip trên trong nửa sau của thập kỷ. Các sản phẩm bán dẫn hiện đại nhất ngày nay có kích thước là 3 nm.
"Khi nhắc đến công nghệ chip 2 nm, chúng tôi đang tập trung nỗ lực vào Rapidus, đầu tư một lượng lớn tài nguyên của công ty vào doanh nghiệp này. Chúng tôi còn hy sinh nguồn lực có thể được sử dụng trong các dự án nghiên cứu khác", Giám đốc Kỹ thuật của IBM Nhật Bản Norishige Morimoto trả lời Bloomberg.
"Chúng tôi muốn Rapidus thành công. Chúng tôi muốn doanh nghiệp này có thể cung cấp một lượng chip ổn định mà IBM và cả thế giới cần", ông bổ sung.
Nhiệm vụ khó khăn trước mắt của 2 công ty là tạo ra một cơ sở đúc chip ở đẳng cấp thế giới - cung cấp sản phẩm cho khách hàng bên ngoài, nhằm bắt kịp với những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường như TSMC trong một vài năm tới.
Bộ đôi này đã nhận các khoản đầu tư từ nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Toyota Motor, Sony và Nippon Telegraph & Telephone. Rapidus đang làm việc chặt chẽ với IBM và công ty chế tạo vi điện tử IMEC.
Nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển, các kỹ sư của Rapidus đã được điều đến cơ sở nghiên cứu NanoTech của IBM ở thành phố Albany (Mỹ) để thiết kế một dây chuyền sản xuất chip 2 nm trong khi nhà máy của doanh nghiệp này đang được xây dựng tại thành phố Hokkaido.
Công ty Nhật Bản có dự định đầu tư khoảng 35 tỷ USD vào dự án nghiên cứu và sản xuất chip 2 nm, tương đương mức đầu tư của các đối thủ cạnh tranh là TSMC và Samsung Electronic.
Không chỉ hỗ trợ quá trình nghiên cứu, IBM cũng giúp Rapidus đạt được thỏa thuận với các công ty sản xuất chip lớn khác.
"Chúng tôi không loại trừ bất kỳ tình huống nào miễn là phù hợp với nhu cầu kinh doanh của mình", ông Morimoto chia sẻ. IBM cũng cung cấp công nghệ sản xuất cho bộ phận đúc chip của Samsung.
"Rapidus và Samsung có cùng nền tảng khi sử dụng công nghệ của IBM. Hai doanh nghiệp này có thể đạt được một thỏa thuận cùng có lợi do mô hình kinh doanh của họ khác nhau", nhà phân tích của công ty Omdia, Akira Minamikawa, nhận định.
Theo Inna Skvortsova, nhà nghiên cứu thị trường tại SEMI, doanh thu toàn cầu từ ngành sản xuất chip dự kiến đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, tăng gấp đôi trong vòng một thập kỷ.
"Cả TSMC và Samsung sẽ chào đón Rapidus gia nhập câu lạc bộ các công ty sản xuất chip hàng đầu. Ở thời điểm hiện tại, khách hàng đang phải chờ đợi rất lâu để nhận được sản phẩm. Việc Rapidus đảm nhận một phần nhu cầu sẽ không phải một vấn đối với 2 công ty còn lại", ông Morimoto dự đoán.
Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế
Mục Kinh tế Quốc tế giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.
> Độc giả có thể xem thêm tại đây.