Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Influencer Trung Quốc dạy xóa vết máu, làm tan xương gây lo ngại

Những mẹo mà Hua chia sẻ khiến dân mạng lo ngại sẽ tiếp tay cho tội phạm xóa dấu vết hiện trường.

Hua nổi tiếng với nhiều video dạy mẹo dọn dẹp hữu ích.

Nam Influencer được biết đến với biệt danh Hua, đến từ tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, tự nhận mình là nghiên cứu viên cao cấp tại một viện công nghệ sinh học.

Trên kênh có hơn 350.000 người theo dõi, anh chủ yếu chia sẻ các mẹo lau dọn, vệ sinh nhà cửa.

Trong một clip, Hua hướng dẫn cách tẩy sạch vết máu trên sàn phòng tắm. Anh đổ hydrogen peroxide và chất tẩy rửa bồn cầu lên vết máu, cọ rửa khu vực đó và loại bỏ vết bẩn thành công.

Trong một clip khác, Hua chỉ cách bôi kem đánh răng lên vết máu dính trên áo quần, sau đó có thể giặt sạch bằng nước mà không để lại dấu vết.

Anh ta còn sử dụng thuốc thử luminol - một chất hóa học linh hoạt có thể phát quang - và đèn UV để phát hiện bất kỳ dấu vết máu nào còn sót lại. Video này đã nhận được 120.000 lượt bấm lưu.

Các nguồn tin trên mạng cho biết luminol được sử dụng rộng rãi trong khoa học pháp y để phát hiện vết máu cũ hoặc đã bị xóa.

xoa hien truong pham toi anh 1

Những mẹo mà Hua chia sẻ khiến dân mạng lo ngại sẽ tiếp tay cho tội phạm xóa dấu vết hiện trường.

Ngoài ra, Hua còn hướng dẫn làm tan xương gà bằng cách ngâm xương vào nước thông cống và nước nóng. Trong vòng 30 phút, xương sẽ phân hủy thành chất lỏng màu đỏ.

"Chất thông cống có chứa hydroxide, một chất bazơ mạnh phản ứng với canxi trong xương, gây ra sự phân hủy", Hua giải thích.

Trong một video thu hút 28.000 lượt thích, Hua trình diễn cách lấy dấu vân tay trên màn hình điện thoại bằng phấn rôm.

Hua khẳng định những mẹo mình chia sẻ nhằm giải quyết các vấn đề trong gia đình. Anh cũng bán chất thông cống được sử dụng trong video với giá 34 nhân dân tệ (5 USD) một chai, có hơn 300 chai đã được bán ra.

Các video của Hua nhanh chóng thu hút sự quan tâm của dân mạng Trung Quốc, nhiều người học theo và thành công. Tuy nhiên, những mẹo như tẩy vết máu hay làm tan xương cũng tạo ra mối lo về tội phạm nếu kẻ xấu học được và áp dụng.

"Những video này như một bảng chỉ dẫn cho 'tội ác hoàn hảo'. Nếu tội phạm bắt đầu sử dụng các kỹ thuật này thì sao?", một tài khoản đặt câu hỏi.

"Sử dụng những hướng dẫn mẹo vặt như vậy để bán sản phẩm vệ sinh có vẻ như đang kích động tội phạm. Hua nên lo lắng về việc vi phạm pháp luật", một người khác bày tỏ.

Tuy nhiên, một số người đã bảo vệ Hua, cho rằng lời khuyên của anh rất thực tế.

"Anh ấy đã dạy tôi cách tẩy vết mốc trên quần áo bằng kem đánh răng và giấm. Hua là người có ảnh hưởng chia sẻ mẹo rất hữu ích và tốt bụng. Tôi tin anh ấy sẽ không làm bất cứ điều gì phạm pháp", một người viết.

Trước những luồng ý kiến trái chiều, viện nghiên cứu của Hua đã phản hồi rằng họ là đơn vị thuộc nội bộ của một công ty, chủ yếu tập trung vào việc phổ biến khoa học hơn là bán sản phẩm.

Người phát ngôn giải thích rằng các video, bao gồm cả video về tẩy vết máu và làm tan xương, chỉ được thiết kế để thu hút người xem thông qua nội dung hấp dẫn.

"Chúng tôi không bao giờ dạy mọi người phạm tội. Mục tiêu của chúng tôi là giáo dục về các nguyên tắc hóa học và các biện pháp vệ sinh an toàn", người phát ngôn cho biết.

Tuy nhiên, một nhà khoa học pháp y giấu tên đã lưu ý rằng thuốc thử luminol trong video của Hua thường được sử dụng trong các cuộc điều tra của cảnh sát.

"Tôi sợ rằng có người sẽ sử dụng những phương pháp này để che giấu hiện trường vụ án. Nội dung giật gân như vậy nên bị xóa bỏ", vị chuyên gia bày tỏ lo ngại.

Một luật sư chia sẻ với hãng truyền thông Xinwen Fang rằng các video này không vi phạm pháp luật vì chúng không "trực tiếp" dạy các phương pháp phạm tội.

Tuy nhiên, luật sư này nói thêm: "Nếu Hua khuyên cư dân mạng phạm tội, như vứt xác chết, thì hành vi đó có thể trở thành hành vi phạm tội".

Ở Trung Quốc, việc dạy các phương pháp phạm tội có thể bị phạt tới 10 năm tù.

Hua vẫn chưa bình luận về tranh cãi này. Một số video của anh đã bị xóa, chỉ còn lại các hướng dẫn mẹo thông thường, chẳng hạn làm sạch vết dầu mỡ và bụi bẩn trên đồ dùng.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

4 phút định mệnh trong thảm kịch Jeju Air

Khoảng thời gian giữa lúc phi công báo cáo va chạm với chim và thời điểm máy bay rơi có thể là chìa khóa giải mã bí ẩn đằng sau thảm họa hàng không thảm khốc của Hàn Quốc.

Đinh Phạm

Ảnh: SCMP

Bạn có thể quan tâm