Nhiều thế kỷ qua, vùng biển xung quanh đảo Jeju là nơi sinh sống của nhiều cá thể cá heo nhờ nhiệt độ ấm hơn so với những vùng biển khác tại Hàn Quốc. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người lo ngại rằng hoạt động du lịch quá mức và ô nhiễm đang giết chết loài động vật này.
Có khoảng 120 con cá heo mũi chai Ấn Độ Dương - loài được chính phủ Hàn Quốc đưa vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng cách đây hơn một thập kỷ - sinh sống ở ngoài khơi hòn đảo, đặc biệt là ở thành phố Seogwipo, phía nam tỉnh Jeju.
Chỉ tính riêng trong năm nay, có khoảng 10 con đã chết trong khi năm ngoái chỉ có một con. Một nhóm các nhà nghiên cứu cũng phát hiện hầu hết cá heo sơ sinh chết ngay sau khi chào đời, theo Channel News Asia.
Căng thẳng vì tàu thuyền
Các chuyên gia cho rằng thuyền du lịch là nguyên nhân gây căng thẳng cực độ cho cá heo khi nhu cầu tham gia các tour ngắm loài động vật này ngày càng tăng. Seogwipo cũng là thành phố du lịch chính của hòn đảo.
"Cá heo sử dụng định vị bằng tiếng vang để định hướng và xác định hướng đi của chúng. Nhưng khi có quá nhiều thuyền, chúng cảm thấy bị mắc kẹt. Điều này có thể gây căng thẳng liên tục cho chúng", Oh Seung-mok, giám đốc nhóm phim tài liệu Docu Jeju, cũng là thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.
Một tàu du lịch cố gắng tiến sát con cá heo mũi chai. |
Giống như con người, cá heo sẽ chết ngạt nếu chúng không nổi lên mặt nước để thở trong một khoảng thời gian nhất định. Khi một con cá heo con chết và chìm xuống nước, cá heo mẹ cố gắng cứu nó bằng cách liên tục đẩy con lên mặt nước, Oh giải thích.
"Khi cá con rõ ràng là không cử động nữa, cá mẹ bắt đầu chấp nhận cái chết của con mình. Ngay cả khi cơ thể cá con bắt đầu phân hủy, cá mẹ vẫn tiếp tục mang con con theo, từ chối buông con ra… Hành vi này rất giống với việc để tang ở con người", Oh nói thêm.
Kim Byung-yeob, giáo sư khoa học đại dương tại Đại học Quốc gia Jeju, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết luật hiện hành yêu cầu thuyền du lịch phải cách xa cá heo ít nhất 50 m là không đủ.
Ông đề xuất rằng các tàu thuyền nên giữ khoảng cách khoảng 800 m, trong khi một số nhà quan sát khác lại cho rằng nên dừng hẳn các hoạt động tham quan.
Jo Yak-gol, người đồng sáng lập nhóm bảo vệ động vật Hot Pink Dolphins tại Jeju, chỉ ra rằng các đơn vị du lịch cạnh tranh với nhau để thuyền càng tiến gần cá heo càng tốt.
"Bất cứ khi nào những chiếc thuyền du lịch hoặc thuyền đánh cá đến gần cá heo, chúng sẽ ngừng săn mồi và phải di chuyển ra xa hoặc đi theo hướng ngược lại, vì vậy chúng không có đủ thời gian cho cá heo con ăn", ông nói thêm.
Ô nhiễm biển
Dù là một trong những nguyên nhân khiến cá heo khốn khổ, các công ty lữ hành ở Hàn Quốc vẫn khẳng định mình tuân thủ các hướng dẫn, một số còn viện lý do khác cho cái chết của cá heo: ô nhiễm biển.
Carl Kim, điều hành các tour du thuyền quanh đảo, cho biết môi trường biển hiện nay rất khác so với 10 năm trước.
“Tôi tin rằng điều nghiêm trọng hơn ở đây là ô nhiễm môi trường, chẳng hạn như lưới đánh cá hoặc lưỡi câu bị bỏ lại, và những thay đổi trong hệ sinh thái. Theo quan điểm của tôi, đó là nguyên nhân chính gây ra tỷ lệ tử vong cao ở cá heo. Chúng cần thở, và nếu chúng bị mắc vào lưới, chúng không thể ngoi lên để thở”, CEO của Gimnyeong Yacht Tours nói.
Các nhà nghiên cứu cho rằng cần nhanh chóng hành động để cứu lấy cá heo ở Jeju. |
Kim cho biết ngành của ông có thể là vấn đề nếu tiếp tục săn cá heo cho mục đích du lịch, nhưng trường hợp của ông thì không như vậy.
“Chúng đến với chúng tôi và rời đi khi muốn, vì vậy không giống như là chúng tôi làm phiền chúng", ông nói thêm.
Nhà làm phim tài liệu Oh đồng tình với quan điểm này khi cho biết một số loại rác thải, chẳng hạn như chai nhựa, là do bị cuốn vào từ các quốc gia khác.
Theo Docu Jeju và trung tâm nghiên cứu bảo tồn sinh vật biển và cá voi của Đại học Quốc gia Jeju, vào tháng 11, một con cá heo được phát hiện bị vướng vào lưới, dây thừng và các mảnh vụn khác.
"Ô nhiễm đại dương là vấn đề mà toàn thế giới phải cùng chịu trách nhiệm. Khi một thứ gì đó bị vứt bỏ, có vẻ như khu vực xung quanh sẽ trở nên sạch sẽ, nhưng dòng hải lưu có thể mang chất thải này đến các khu vực khác của môi trường biển, đe dọa đến sự sống của sinh vật biển. Vì vậy, chúng ta cần phải nhận ra điều này”, Oh nhận định.
Trong khi cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu để xác định xem liệu tàu du lịch, ô nhiễm hay cả hai là nguyên nhân gây ra cái chết của cá heo, các chuyên gia cho biết cần phải hành động ngay lập tức trước khi quá muộn để giúp loài động vật này.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.