Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Jimmii Nguyễn: 'Nhạc teen không phải là thảm họa'

"Đi đâu cũng nghe nói, đọc đâu cũng thấy, dưới đất giấy cũng như trên trời mạng, toàn "lên án" sự thảm họa. Tuyệt nhiên không thấy có phân tích nào cho rõ ràng tại sao có thảm họa và làm sao cho hết", ca sĩ Jimmii Nguyễn viết.

Jimmii Nguyễn: 'Nhạc teen không phải là thảm họa'

"Đi đâu cũng nghe nói, đọc đâu cũng thấy, dưới đất giấy cũng như trên trời mạng, toàn "lên án" sự thảm họa. Tuyệt nhiên không thấy có phân tích nào cho rõ ràng tại sao có thảm họa và làm sao cho hết", ca sĩ Jimmii Nguyễn viết.

>>Phương My: "Tôi không phải là thảm họa"
>>Gặp nhạc sĩ "thảm họa" Nguyễn Minh Anh

Jimmi Nguyễn: 'Nhạc teen không phải là thảm họa'

Ca sĩ Jimmi Nguyễn và "người tình" Ngọc Phạm.

"Nghệ thuật đang bị bão hòa!" - hơn chục năm nay vẫn phán xét này

Cứ nhận định như vậy, thì từ "bão hò" thành "bão ác", "bão hại", xoáy cho nền âm nhạc Việt Nam rối bời suốt cả một thập niên qua. Và khi thiếu người dũng cảm ngăn ngừa, thừa người chỉ biết sống chung và gào thét với “bão” ấy thì nghệ thuật Việt Nam đương nhiên trở thành "thảm họa" như họ lên tiếng. Điều đấy chẳng có gì là lạ.

Một khi người ta không thiết tha, đoái hoài về sự việc giá trị nghệ thuật chân chính đang bị dẫm đạp lên, mà thay vào đó là sự lên ngôi của nghệ thuật "giải trí" thì thiết nghĩ kêu ca ích gì? Thảm họa là do chính chúng ta - những chiến sĩ cầm bút với mục đích xông pha trên mặt trận văn hóa để tranh đấu cho sự sống còn của nghệ thuật đích thực lại chưa làm đúng, đủ những điều đúng đắn, phù hợp với bản chất người Việt Nam, để vun xới cho đúng nghĩa thì mới là thảm họa.

Không hợp tai là…“thảm họa”?

Hãy thử phân tích. Chửi rủa cũng là một thứ văn hóa phục vụ hoặc được sử dụng luôn miệng bởi người bình dân, và đôi lúc cũng bộc phát từ những người có kiến thức. Vậy cớ sao những bài hát “tin” (teen) thời nay không thể là một thể loại văn hóa mới hòa nhập mà lại cho là thảm hại? Nếu như những người cầm bút phục vụ văn hóa như chúng ta không thể thuyết phục hoặc phục vụ đại trà toàn thể gần 90 triệu dân Việt Nam, trong khi nhạc “tin” hay nhạc “thảm họa” lại có thể phục vụ giới bình dân lao động, thì vì lý do gì mà chúng ta la toáng lên như thế?

Nói thật, tôi không theo trường phái nhạc “tin”, đang bị cho là thảm họa hiện đại bây giờ, nhưng tôi cũng chẳng thể suốt ngày ngâm nga hoặc nghe đi, nghe lại những bài hát vốn tưởng "sẽ, đã" thành bất hủ. Bất hủ ở đây xin nhớ là cho những thế hệ sau chứ chẳng phải chỉ mỗi thế hệ của chúng ta. Nếu thế hệ trẻ tiếp sau chúng ta không còn nghe những bài hát thời ông cố, ông vải này nữa thì bất hủ cái nỗi gì?

Nhạc không thảm họa là nhạc gì?

Cuối cùng, cái thảm họa nghệ thuật âm nhạc mà tôi nhận ra, không phải vì có quá nhiều bài hát “tin” với những ca từ bình dân, mà cái thảm họa chính ở đây là giới tri thức và giới làm văn hóa của chúng ta không thể làm tốt hơn vai trò đóng góp, xây dựng, ủng hộ và phát huy loại nhạc có đẳng cấp, trình độ như ý chúng ta. Để làm được điều đấy, chúng ta cần phải dẹp bỏ được cái rào cản tị hiềm của chính cá nhân mình vì khi nói đến âm nhạc và nghệ thuật.

Trước hết chúng ta hãy chấp nhận rằng: chỉ người nghệ sĩ chân chính mới là người làm nên được điều ấy. Một loại âm nhạc "không bị “tin” hóa hoặc bình dân hóa" (tôi không nói là nhạc đẳng cấp có trình độ nhé) phải được hé nụ và nở rộ bởi những người nghệ sĩ già hoặc trẻ có một tư duy đàng hoàng, chân chính cho sự sống còn của văn hóa nghệ thuật. Như vậy, cũng đừng bao giờ phủ nhận công sức của họ. Những người này phải được khuyến khích, nâng đỡ và bảo vệ. Đừng cá nhân hóa họ, bởi lẽ mình thích nhạc người này nhưng lại "ghét" (có ai làm gì mình đâu mà lại ghét nhỉ?) nhạc người kia chỉ vì người kia mình không thích, không hợp với họ.

Âm nhạc vốn không có biên giới. Âm nhạc, kể cả ca từ kiểu gì đi nữa mà đem con người lại gần với nhau trong tình thương yêu, làm cảm xúc con người dâng trào trong tình yêu đôi lứa hoặc tình yêu nhân loại cũng là một âm nhạc đúng nghĩa. Đừng đánh giá cuốn sách bởi cái bìa. Lưỡng nghi luôn luôn cho thấy rõ hai vùng đen và trắng. Không trắng làm sao biết được mình đen và không đen thì làm sao biết được mình trắng?

Loại nhạc đen của “tin” mà chúng ta dạo này thường gọi là thảm họa, không thể gọi là thảm họa kể cả khi nó đen xì như than, như mực. Vấn đề ở đây, trên bàn lưỡng nghi của nghệ thuật, cái phần đen nhạc “tin” hoặc nhạc của giới bình dân vẫn giữ phong độ và vị trí hoàn mỹ, gần như không hề suy giảm của nó, chỉ có phần trắng mà chúng ta gọi là nhạc có trình độ, có văn hóa là bị nhợt nhạt thiếu dần và thậm chí có nguy cơ biến tướng hoặc biến mất.

Thảm họa là ngay chỗ đấy!

Thảm họa là ngay chính chúng ta, những người làm nghệ thuật hoặc bảo vệ, phổ biến nghệ thuật cứ la ầm ĩ, loạn cào cào về phần đen khi thấy phần trắng của mình tự dưng bị mờ nhạt trước cái đen. Khi không chịu nhìn lại chính mình, đã, đang và sẽ làm gì để vực dậy cái phần trắng đang thoi thóp một cách yếu ớt, thì chính mình sẽ bị đẩy lùi. Có gì mà trách mắng, mà thở với than? Thảm họa ở chính cách mà chúng ta đã, đang làm - một mặt la ó nhưng mặt khác vẫn cứ vô tình hay hữu ý tiếp tay, dung dưỡng cho đám mây đen chiếm dần hết chỗ của phần trắng. Khi xã hội bị điều khiển bởi cơm-áo-gạo-tiền, chẳng mấy ai thiết tha với cái phần trắng đang dần dần biến mất vì vốn ít khi hoặc không chịu chi phí “bôi trơn”. Cái đen nghệ thuật càng được nói đến một cách vô thưởng vô phạt thì chúng ta đã góp gió thành bão, làm rơi rụng niềm tin yêu và hy vọng ở sự sống còn của âm nhạc trắng mà chúng ta đang hết sức khát khao, vốn mỗi ngày trôi qua đang dần dần "bị" chuyển mình thành một màu xám xịt.

Đấy mới đúng là thảm họa!

Nhạc “tin” bây giờ là thảm họa! Ai bảo thế?

Theo Jimmii Nguyễn - Thế giới Đàn ông

Theo Jimmii Nguyễn - Thế giới Đàn ông

Bạn có thể quan tâm