Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Johnny Trí Nguyễn: 'Làm gì cũng cần có hứng'

Trò chuyện với Quân của 'Bẫy rồng về những dự án cho năm mới và những bật mí thú vị về gia đình.

Johnny Trí Nguyễn: 'Làm gì cũng cần có hứng'

Trò chuyện với Quân của 'Bẫy rồng về những dự án cho năm mới và những bật mí thú vị về gia đình.

Mùng hai Tết, từ Sài Gòn, Trí về Cali ăn Tết “tiếp” với cha mẹ và hai con. “Về Việt Nam, là về quê, về nhà, về với đại gia đình. Về Mỹ cũng là về bởi ở đó có nhà cha mẹ. Ở đâu có nhà cha mẹ mình thì chỉ có về, chứ không thể đến hoặc tới. Các nước khác là đến, chơi, sang, đi...” - Trí giải thích.

- Cái hay nhất của Tết Canh Dần với “Anh Hổ” Trí Nguyễn là gì? (Johnny Trí Nguyễn sinh ngày 2/2/1974)

Johnny Trí Nguyễn theo nghiệp con nhà võ

Cùng ĐD Bùi Thạc Chuyên trong một cảnh quay phim “Chơi vơi”.

- Mấy Tết liền nhau, đều bận làm, như Tết 2008, đóng phim ở Thái Lan, chẳng biết Tết là gì. Tết 2009, đúng thiệt là Tết, cha mẹ từ Mỹ về, lần đầu tiên sau 25 năm, Trí mới được ăn một cái Tết ta đúng nghĩa, nghỉ ngơi, đi chơi… Cả năm 2009, bận với “Bẫy Rồng”, Tết Canh Dần, cũng rất vui, cho phép bản thân xả hơi một chút…

- Đã chộn rộn ý nghĩ đầu xuân nào cho công việc?

- Phim ảnh có dự án đặc biệt lắm, cũng là phim hành động, nhưng khác xa với “Dòng máu anh hùng” (DMAH), “Bẫy Rồng” (BR). Kịch bản hoàn toàn của Trí.

- Khai bút đầu xuân chưa?

- Ở Mỹ về Sài Gòn, sau hai tuần chơi Tết, nghỉ ngơi vừa đủ, có hứng thú, viết liền. Chưa bao giờ viết kịch bản hay làm gì trong tư thế tự mình buộc mình phải làm. Làm gì cũng cần có hứng thú mới được. Còn một vài dự án riêng nữa, chưa nói được.

- Chuyện võ đầu xuân, có gì hay?

- Trí luyện võ theo môn phái truyền thống của gia đình - Liên Phong Quyền - do ông nội Nguyễn Chánh Minh sáng lập. Ông nội có 6 người con, 4 con trai, đều biết võ, cha Trí thứ năm, chú Tín (NSƯT Nguyễn Chánh Tín) là chú Út, thứ bảy, dở võ nhất, chú mê ca hát, nghệ thuật…

Aikido, Hồng Gia Quyền, wushu Trí học ở Mỹ, về Việt Nam, Trí học thêm nhiều đòn thế của VOVINAM,... Đầu năm mới, chưa bận làm phim, Trí ôn luyện võ dữ lắm. Luyện võ, con người mình thấy khoẻ mạnh, khoẻ mạnh thì thấy vui vẻ trong người, nạp năng lượng, chuẩn bị làm phim mới… Năm mới, nói chuyện cũ chút. Trong các nhân vật phim Trí đóng, có những khán giả nữ cảm thấy ưa Thổ trong “Chơi vơi” chứ không là hai vai trong DMAH hay BR, bởi đơn giản, nhân vật Thổ nói ít. Những người đàn ông được cảm tình thường phải là đã đẹp giai lại còn ít nói..

- Hai nhân vật Trí đóng trong DMAH, BR cũng đều ít nói đấy chớ! Ngoài đời, Trí cũng là người ít nói, nhìn, nghe nhiều. Gặp ai nói nhiều quá, cũng suy nghĩ, không hiểu họ nói có đúng không?

- Sự ít nói của một người nhiều khi bị suy diễn là bởi anh ta chẳng có gì, biết gì để mà nói! Có hai thế giới Trí rành, có thể nói được là điện ảnh, võ thuật. Ngoài hai thế giới này, Trí hiểu biết gì, nói nấy. Làm phim cũng vậy. Làm phim hành động, đâu chỉ có chuyện đấm đá, cũng phải bỏ nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu nhân vật, lịch sử… và nhiều vấn đề khác.

- Những kỹ năng võ thuật, bơi, cưỡi ngựa, trượt tuyết, “phi” môtô, chơi guitar,…-được anh phát huy bao nhiêu phần trăm trên phim?

Johnny Trí Nguyễn theo nghiệp con nhà võ

- Cũng được phần nào đó. Có những phim, Trí tham gia chỉ với vai trò diễn viên. Có phim như DMAH, nhất là BR, Trí kiêm nhiều việc, ở nhiều khâu từ trước tới khi sau quay phim. Trí bắt đầu tham gia điện ảnh từ năm 17 tuổi, tích luỹ cũng khá nhiều kiến thức. Nếu điện ảnh của Việt Nam mình tốt hơn, lớn hơn, Trí đã không phải “ra tay”, mà sẽ thuê hẳn chuyên gia...

- Khi nào anh thấy mình đầy đủ là một Johnny Trí Nguyễn?

- Nguyễn Chánh Minh Trí là tên đầy đủ. Khi bắt đầu đi làm, Trí lấy thêm tên Johnny để đồng nghiệp Mỹ dễ gọi. Trí nghĩ, mình là người hấp thu có chọn lọc những nét hay của văn hoá Mỹ và văn hoá Việt, như người Việt mặn mà yêu quý gia đình, cha mẹ, con cái. Người Mỹ cởi mở trong giao tiếp, ưa nói thẳng. Sống ngoài đời, khi làm phim, Trí cố gắng dùng những nét đẹp của cả hai nền văn hoá.

- Đóng thế hơn 10 phim, có một lúc nào, anh nhầm lẫn tới mức thấy mình là chính người được đóng thế?

- Hồi đóng thế trong phim Người Nhện (2004): Bộ đồ người Nhện đẹp lắm, giá hơn 60.000 đôla Mỹ, bộ đồ mặc vô đẹp, dễ chịu cảm giác rất thật, mình thấy mình như người Nhện vậy…

- Thành công của một diễn viên như anh có được nhờ bởi minh trí hay minh chí?

- Cả minh trí và ý chí! Nếu không có trí tuệ, chỉ có ý chí, cũng sẽ có được thành công nhất định ở mức nào đó. Nếu chỉ có minh trí, không có ý chí, chắc chắn sẽ không thành công...

Theo Lao động

Theo Lao động

Bạn có thể quan tâm