Đây là hình chụp nơi nào?
Larung Gar là tu viện Phật giáo Tây Tạng lớn nhất thế giới nằm trong thung lũng cùng tên ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) với khoảng 40.000 tăng, ni tu học. Để vào được nơi này, Tâm Bùi phải trải qua nhiều khó khăn. |
Thứ quý nhất ở loài dê núi tại Ladakh (Ấn Độ) là bộ lông được dùng để làm ra loại len cashmere trứ danh. Vì sao sừng của chúng có hai màu khác nhau: một bên xanh và một bên trắng?
Tâm Bùi được người dân địa phương cho biết sừng của loài dê này đã có hai màu khác nhau từ khi sinh ra. Len cashmere nếu được làm từ lông tơ ở vùng cổ con dê là loại thượng hạng nhất (Trang 23-24). |
"Mùi này hoàn toàn không giống mùi sườn nướng mà ta hay ăn với cơm tấm ở Sài Gòn, mà nó hơi tanh tanh, không quá nặng nhưng tạo cảm giác nhờn nhợn. Sau đợt này về, mấy tháng sau tôi mới dám đi ăn lại cơm tấm". Thứ mùi Tâm Bùi nhắc đến là mùi gì?
Theo truyền thống, người Ấn thường hỏa thiêu người chết và thả trôi ra sông. Tâm Bùi cho biết thông thường thi thể sẽ không được thiêu cháy hết mà sau khoảng một tiếng sẽ được đẩy xuống sông. "Mùi củi cháy, mùi nhang đèn, mùi hơi người rầm rập và nhất là mùi thịt cháy làm tôi rợn tóc gáy và khó thở", anh kể về lần chứng kiến hoạt động này trong chuyến đi Ấn Độ (Trang 38-47). |
Người đàn ông Tây Tạng trong bức hình làm công việc gì?
Người đàn ông này là một rogyapa, tức một người chuyên làm nghề xử lý tử thi cho kền kền ăn trong lễ điểu táng (hay thiên táng) ở Tây Tạng. Người Tạng không cho rằng việc để kền kền ăn xác người chết là dã man vì kền kền được xem là loài vật linh thiêng. Hơn nữa, điều kiện tự nhiên cũng không cho phép họ mai táng (chôn dưới đất) hay hỏa táng (thiêu) người quá cố như ở những nơi khác (Trang 78-83). |
"Chuyến tàu này mang theo rất nhiều cái nhất: chuyến tàu dài nhất thế giới, chuyến tàu cao nhất thế giới, đường sắt với số đường hầm nhiều nhất thế giới với 33 đường hầm...". Tâm Bùi đang mô tả tuyến đường sắt nào?
Trung Quốc chính thức đưa vào vận hành tuyến đường sắt cao nhất thế giới nối tỉnh Thanh Hải với khu tự trị Tây Tạng từ ngày 1/7/2006. Tuyến đường sắt dài 1.141 km với điểm cao nhất của hành trình lên tới 5.072 m so với mực nước biển. Tâm Bùi và những người bạn đồng hành đã có những trải nghiệm nhớ đời khi cơ thể chưa kịp thích nghi với độ cao, không khí loãng, áp suất thấp (Trang 84-87). |
Hình ảnh trên được chụp ở đâu?
Người dân sống quanh hồ Inle ở Myanmar có cách đánh cá khá đặc biệt. Họ chèo thuyền bằng chân, đứng ở mũi thuyền điều khiển chụp đánh cá cũng bằng chân. Để ghi lại hình ảnh này, Tâm Bùi đã dậy từ 4h sáng, thuê thuyền ra hồ và thuê cả các ngư dân làm diễn viên (Trang 60-63). |
Đây là Hoàng sư phụ, một nhân vật chiếm đến 11 trang trong cuốn sách của Tâm Bùi. Ông sở hữu biệt tài gì?
Tâm Bùi bắt gặp câu chuyện về Hoàng sư phụ trên báo Guardian và quyết tâm tìm được người đàn ông này. Người làm nghề bắt cá bằng chim cốc trên sông Li ở Quế Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc) hiện không còn nhiều. Trước khi thả chim ra bắt cá, Hoàng sư phụ buộc một sợi dây vải ở cổ chim vừa đủ chặt để nó không nuốt được (Trang 98-108). |
Một trong những điểm chung ở những vùng đất mà Tâm Bùi giới thiệu trong cuốn "Bụi đường tuổi trẻ" là gì?
Cả Myanmar, Ấn Độ hay Trung Quốc đều là những nơi mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo, dù theo những phái khác nhau (Đại thừa ở Trung Quốc, Tiểu thừa ở Myanmar hay Kim cương thừa ở Tây Tạng). Trong khi đó, Ấn Độ là cái nôi của tôn giáo này dù hiện tại đạo Phật ở đây không còn phổ biến bằng đạo Hindu. |
Tâm Bùi dành tặng 5 đôi giày Biti's Hunter cho 5 độc giả trả lời chính xác và nhanh nhất 8 câu hỏi trích từ nội dung cuốn "Bụi đường tuổi trẻ" của anh.
Độc giả sẽ có cơ hội nhận được phần quà sau khi làm các bước sau:
- Trả lời câu hỏi trong bài Quizz và chụp màn hình kết quả.
- Share bài Quizz trên trang Facebook cá nhân ở chế độ công khai..
- Gửi ảnh màn hình kết quả, link trang Facebook cá nhân, số điện thoại và số CMND về email dulich@zing.vn trước 18h ngày 2/10.
Cập nhật: Danh sách 5 độc giả nhận quà của Tâm Bùi
1. Phạm Đức Anh (Phamducanh.ajc@gmail.com)
2. Feng Nguyen (Fengnguyen@gmail.com)
3. Thái Hưng Nguyễn (Seo.win3d@gmail.com)
4. Ha Nguyen (Nguyenha155166@gmail.com)
5. Trương Quốc Lâm (Quoclam1979@gmail.com)