Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kết thảm sau 2 năm bán xương cá nhà táng tại Mỹ

Với cáo buộc nhập khẩu và buôn bán trái phép răng/xương cá nhà táng, Lauren H. DeLoach (Mỹ) có thể đối mặt với án tù 5 năm và khoản tiền phạt 250.000 USD.

Cá nhà táng là loài cá voi có răng lớn nhất Trái Đất. Ảnh: Nguyễn Ngọc Thiện.

Lauren H. DeLoach, 69 tuổi, sống tại đảo St. Helena, bang Carolina (Mỹ), vừa thừa nhận hành vi buôn bán trái phép răng và xương cá nhà táng - loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng và được bảo vệ theo luật liên bang.

Theo Văn phòng Luật sư Mỹ tại quận nam Carolina, từ tháng 7/2022 đến tháng 9/2024, DeLoach nhập khẩu ít nhất 30 lô hàng chứa các bộ phận cá nhà táng từ Australia, Latvia, Na Uy và Ukraine về Mỹ, sau đó rao bán công khai trên eBay.

Để tránh bị phát hiện, đối tượng dán nhãn hàng hóa là “nhựa” khi làm thủ tục hải quan. Các tài liệu của tòa án cho biết DeLoac đã bán trót lọt ít nhất 85 món đồ với tổng giá trị hơn 18.000 USD.

Trong quá trình khám xét nơi ở của DeLoach, nhà chức trách thu giữ số lượng vật phẩm liên quan trị giá khoảng 20.000 USD.

Theo The New York Times, hiện chưa rõ nguồn gốc chính xác của những món hàng này, cũng như danh tính những người đã mua chúng. Tuy nhiên, theo giới chức, răng và xương cá nhà táng thường được dùng làm đồ trang trí hoặc nguyên liệu trong các tác phẩm điêu khắc, chạm khắc nghệ thuật.

Cá nhà táng là loài cá voi có răng lớn nhất Trái Đất, sinh sống ở các đại dương sâu trên toàn thế giới, từ vùng nhiệt đới đến khu vực gần Bắc Cực và Nam Cực. Con đực có thể dài tới 16 m và nặng hơn 50 tấn.

Loài này đã được đưa vào danh sách bảo vệ theo Đạo luật về các loài có nguy cơ tuyệt chủng từ năm 1970 và nằm trong Công ước CITES về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã quý hiếm.

Theo Đạo luật Lacey, việc bán bất kỳ bộ phận nào của động vật hoang dã được nhập khẩu bất hợp pháp là vi phạm pháp luật. Đây là một trong những công cụ quan trọng mà chính phủ Mỹ sử dụng để đấu tranh với tội phạm liên quan đến buôn bán động vật hoang dã.

"Buôn bán động vật hoang dã là ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD, không chỉ đe dọa các loài sinh vật đang bị tổn thương mà còn tiếp tay cho tội phạm có tổ chức. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực thi các luật bảo vệ nghiêm ngặt để ngăn chặn hành vi này" ông Brook B. Andrews, quyền luật sư Mỹ tại quận nam Carolina, nhấn mạnh.

Nathan S. Williams, luật sư của DeLoach, cho biết thân chủ của mình “rất hối hận về hành vi đã gây ra” và hứa “chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật”.

Với tội danh vi phạm Đạo luật Lacey, DeLoach có thể đối mặt với mức án lên đến 5 năm tù và khoản tiền phạt 250.000 USD. Ngoài ra, ông còn bị truy tố theo Đạo luật Bảo vệ Động vật có vú Biển, có thể kết án một năm tù giam.

Đây không phải là trường hợp duy nhất bị xử lý liên quan đến động vật hoang dã. Trước đó, vào tháng 2/2025, đôi nam nữ ở California cũng nhận tội vì săn bắt trái phép sư tử núi và buôn lậu hộp sọ rùa biển - loài có nguy cơ tuyệt chủng - trong hành lý xách tay.

Du lịch là để tận hưởng hay sống ảo?

Theo TS Đặng Hoàng Giang - tác giả cuốn sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - việc chạy theo những gì được cho là đẹp theo tiêu chuẩn số đông đang phá vỡ sự nguyên sơ, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên.

Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu nội dung buổi chia sẻ của tác giả Đặng Hoàng Giang về quan điểm du lịch đang khiến con người quên đi việc tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.

> Đọc tiếp: Hệ luỵ của du lịch 'sống ảo'

Tôi bắt gặp cá nhà táng ngủ thẳng đứng tại vùng biển Đông Phi

Tôi may mắn bắt gặp cảnh tượng cá nhà táng ngủ theo phương thẳng đứng. Bức ảnh chụp lại "kỳ quan" hiếm có này giúp tôi chiến thắng giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế.

Cảnh trớ trêu của du lịch Mỹ

Mức thuế quan do Tổng thống Donald Trump công bố hôm 2/4 dự kiến khiến lượng khách du lịch đến Mỹ giảm mạnh, chi tiêu ít hơn trong năm nay.

Quỳnh Trang

Bạn có thể quan tâm